Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị thoái hóa và là bệnh lý cơ xương khớp phổ biến nhất. Ai cũng có thể mắc thoát vị đĩa đệm nếu có các thói quen như: ngồi lâu ở tư thế còng lưng, bê vác nặng lâu năm hay làm việc ở tư thế cúi nhiều. Điều trị thoát vị đĩa đệm cần kịp thời, đúng và đủ để không gây ra những biến chứng bất lợi cho cuộc sống của người bệnh.
Dưới đây là những sai lầm khi điều trị thoát vị đĩa đệm mà bạn cần ghi nhớ:
Theo thống kê năm 2017, tại Hà Nội tỷ lệ người bệnh tự ý mua thuốc không có đơn chiếm đến 75%. Trong đó đứng đầu là kháng sinh (chiếm 90%), sau đó là thuốc giảm đau. Năm 2018, bệnh viện Bạch Mai có báo cáo về trường hợp hôn mê trầm trọng do sử dụng thuốc giảm đau paracetamol quá liều (19 viên trong 2 ngày).
Khi bị thoát vị đĩa đệm và bị cơn đau hành hạ rất nhiều người tự ý mua thuốc giảm đau để uống mà không đến các cơ sở y tế để kiểm tra và nhận tư vấn của bác sĩ. Đây là một sai lầm mà rất nhiều bệnh nhân mắc phải.
Các chuyên gia cho biết việc điều trị thoát vị đĩa đệm không phải cứ dùng thuốc giảm đau là hết và không phải trường hợp nào cũng được phép sử dụng thuốc giảm đau. Điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay gồm các phương pháp điều trị bảo tồn (vật lý trị liệu, dùng thuốc, tiêm phong bế) và khi mà việc can thiệp điều trị tích cực, đúng phác đồ từ 4 - 6 tuần mà không đỡ thì cần phải điều trị thoát vị đĩa đệm không bảo tồn (phẫu thuật).
Mỗi một bệnh nhân đều có liều điều trị thuốc khác nhau và có mức độ đáp ứng thuốc khác nhau. Nếu không đủ liều thì sẽ không đạt hiệu quả, nếu quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Điều trị đau do thoát vị đĩa đệm cần phối hợp nhiều loại thuốc và phác đồ khác nhau, hiện nay đang sử dụng khái niệm giảm đau đa mô thức cho các bệnh lý cột sống phức tạp và cần điều trị lâu dài.
Vì vậy, nếu người bệnh tự ý mua thuốc thì việc điều trị đấy chỉ mang tính chất trước mắt chứ không có tác dụng điều trị lâu dài và dứt điểm. Vì thế mà người bệnh vẫn nên tới các cơ sở để khám chữa bệnh, để lâu không điều trị thoát vị đĩa đệm có thể tiến triển thành các biến chứng như rối loạn tiểu tiện, rối loạn đại tiện, bị tê bì chân tay, teo cơ, tàn phế,...
Trong điều trị thoát vị đĩa đệm, phẫu thuật không phải là một phương pháp duy nhất để chữa trị tình trạng trên. Trong một nghiên cứu gần đây cho thấy trong 5 người đến khám bệnh thì chỉ có 1 trường hợp nặng, không đáp ứng điều trị thuốc cần phải phẫu thuật. Có nhiều bệnh nhân lo ngại việc đến bệnh viện là phải làm phẫu thuật nên không điều trị sớm ở giai đoạn có thể khỏi, dẫn đến bệnh nặng và phẫu thuật như một lựa chọn bắt buộc không thể thay thế được nữa.
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nguyên nhân do đặc trưng nghề nghiệp phải bê cúi vât nặng nhiều, nhân viên văn phòng ngồi lâu một tư thế, tuổi cao, đĩa đệm bị tổn thương do chấn thương, đĩa đệm bị mòn,...
Tại Mỹ, độ tuổi lần đầu xuất hiện đau lưng trung bình ở 40 tuổi, trong khi ở nước ta, tình trạng bệnh lý cột sống ở người trẻ tuổi đang ngày một gia tăng.
Điều trị thoát vị đĩa đệm muốn dứt điểm thì cần phải bắt đầu từ nguyên nhân gây ra là gì, mà để xác định được nguyên nhân chính xác nhất thì phải tới các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để thăm khám từ sớm.
Có rất nhiều người khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc một thời gian khi thấy những biểu hiện đau mỏi, tê bì chân tay giảm xuống thì bỏ thuốc giữa chừng vì cho rằng uống nhiều thuốc không tốt hoặc một vài lý do nào khác, đặc biệt là sau khi tự ý ngừng thuốc lại không đi khám lại.
Chính điều này lại là một thói quen cực kì sai lầm khi điều trị bệnh nói chung và điều trị thoát vị đĩa đệm nói riêng.
Thông thường việc điều trị thuốc cần duy trì từ 4 - 6 tuần. Sau đợt điều trị kể cả khỏi bệnh rồi thì bệnh nhân cũng nên dành thời gian đi khám lại để xin tư vấn thêm về phương pháp theo dõi, điều trị và tập luyện.
Mọi tổn thương do tvđd, chèn ép thàn kinh đều cần có thời gian để hồi phục.
Vì vậy cần lưu ý mấy việc sau:
- Ngồi lâu ở tư thế còng lưng: tăng áp lực nội đĩa gây đau lưng, nặng hơn có thể rách bao xơ đĩa đệm và tiển triển thành thoát vị đĩa đệm.
Lời khuyên: chỉ nên ngồi 45-60' sau đó nên đứng dậy đi lại, đu xà đơn tại chỗ hoặc tập các bài tập kéo dãn cột sống. Nếu vẫn ko đỡ đau thì nên nằm nghỉ để giảm lực tác động lên cột sống.
- Bê vác nặng trong tgian dài cũng gây nên những sang chấn không hồi phục ở cột sống
- Làm việc ở tư thế phải cúi nhiều khiến tổn thương các diện khớp và dây chằng phía sau, nặng có thể khiến bệnh nhân đau, ko đứng thẳng được hoặc phải nằm nghỉ tại chỗ
Nên hình thành thói quen đi khám bệnh và theo dõi sức khoẻ, kết hợp tập luyện đúng phương pháp, thay đổi các thói quen sinh hoạt có hại, điều trị thuốc đúng phác đồ có thể đem lại hiệu quả phục hồi tuyệt đối mà không cần đến các can thiệp phẫu thuật
Thoát vị đĩa đệm kể cả khi đang điều trị hay sau điều trị, có một số hoạt động cần phải hạn chế cho tới khi phục hồi hoàn toàn.
Việc hoạt động mang vác nặng khi đang điều trị có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả chữa trị cũng như khả năng hồi phục bị giảm xuống. Một số động tác như vặn người, xoay cổ, xoay các khớp,.. tưởng chừng như không ảnh hưởng gì nhưng lại có thể khiến tình trạng của bạn thêm nặng hơn, bao xơ có thể bị rách to hơn, áp lực chèn ép lên rễ thần kinh cũng nhiều hơn,...
Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.
Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.
Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/
Xem thêm:
=>> Tổng hợp các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cần điều trị ngay
=>> Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bạn cần biết