Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không điều trị sớm có thể bị liệt nửa người

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không điều trị sớm có thể bị liệt nửa người
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ tuy được đánh giá là ít gặp hơn thoát vị địa đệm đốt sống lưng nhưng lại có mức độ nguy hiểm hơn: ở mức độ nhẹ có thể bại hai chi trên, mức độ nặng có thể bại tứ chi và gây ra nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm.

Phần cột sống bao gồm 33 đốt sống, trong đó cột sống cổ chiếm 7 đốt sống từ C1-C7. Giữa các đốt sống có đĩa đệm, đĩa đệm được coi là bộ phận giảm xóc của cơ thể, nhằm giúp cơ thể hoạt động, đi lại uyển chuyển, bảo vệ cột sống khỏi các hoạt động chạy nhảy, vận động hàng ngày.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là phần đĩa đệm vùng cổ bị thoát ra ngoài, chệch ra khỏi vị trí thông thường, gây chèn ép lên các rễ thần kinh vùng cổ khiến người bệnh đau nhức phần vai, gáy gây khó chịu, mệt mỏi có thể chèn ép vào các dây thần kinh gây tê chân tay.

1. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có biểu hiện gì ?

Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức vùng cổ, vai, gáy. Bệnh để lâu, các cơn đau sẽ lan xuống vùng cánh tay, bàn tay gây tê, mỏi, hoạt động, cử động yếu hơn bình thường.

Những cơn đau nhức xuất hiện rồi giảm dần ở giai đoạn ban đầu khiến người bệnh luôn dễ dàng chủ quan không cho rằng đấy là dấu hiệu của căn bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nguy hiểm. Thế nên, để có thể chữa trị căn bệnh kịp thời, đối với người bệnh điều đầu tiên luôn phải chú ý chính là quan tâm đến những thay đổi trên cơ thể, tránh để những tổn thương kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Những cơn đau nhức cảnh báo bệnh ban đầu có thể khiến người bệnh dễ nhầm lẫn sang các bệnh khác mà không biết mình đang bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ để kịp thời chữa trị. Do vậy, tăng cường quan tâm sức khỏe, để ý thay đổi của cơ thể là việc quan trọng nhất đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

Bệnh thường mắc ở người già nên cần để ý quan tâm đến sức khỏe của ông bà, bố mẹ trong gia đình để bảo vệ sức khỏe của họ thật tốt.

2. Nguyên nhân của bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là do quá trình lão hóa và vết rách được gọi là đĩa thoái hóa.

Khi bạn già đi, đĩa cột sống bị mất một hàm lượng lớn nước, khiến cho chúng dễ bị rách, cơ thể kém linh hoạt, dễ bị tổn thương dù chỉ với một lực tác động nhỏ. 

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cũng bị ảnh hưởng trực tiếp từ các chấn thương vùng sang thượng và vi sang thượng trong đời sống lao động khác nhau của mỗi người. 

Thông thường, người người lao động bốc vác, hay thường xuyên phải chịu lực nặng lên cột sống cổ rất dễ gặp phải thoái hóa, thoát vị đĩa đệm…Ngồi không đúng tư thế, hút thuốc lá, ít vận động, tuổi già, yếu tố di truyền… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lý trên.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ được xem như là hậu quả của thoái hóa xương - sụn gian đốt sống trong bệnh cảnh thoái hóa cột sống. Thoái hóa đĩa đệm luôn diễn ra trước khi xuất hiện thoát vị đĩa đệm (ngoại trừ trường hợp thoát vị đĩa đệm do chấn thương ở lứa tuổi trẻ).

3. Biến chứng của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

- Thiếu máu nuôi dưỡng não: Các rễ thần kinh và các mạch máu ở vùng cổ bị chèn ép đã làm giảm quá trình lưu thông máu từ tim lên đến não, xảy ra tình trạng thiếu máu cục bộ gây tổn thương cho não và hệ thần kinh.

- Hội chứng giao cảm cổ sau: Khi nhân nhày chèn ép vào các rễ thần kinh tủy sống có thể gây ra hội chứng giảo cảm cổ sau và có các biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, rối loại thăng bằng, ù tai, run chân tay.

- Liệt nửa người, liệt tay chân: Đây là biến chứng nặng nề nhất thuộc chứng rối loạn vận động tay chân. Khi rễ thần kinh cổ 2, 3 bị chèn ép nặng sẽ gây ra những tổn làm mất khả năng vận động nửa người, tê liệt tay chân.

Có thể nói, biến chứng của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là vô cùng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời và phương pháp điều trị phù hợp.


Tác giả: Thanh Hoa