Rất nhiều người từ 35 tuổi trở lên trong xã hội hiện nay mắc phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, có thể do tính chất công việc, chấn thương, tai nạn, cũng có thể do thói quen sinh hoạt không hợp lý gây ra.
Dù bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng do nguyên nhân nào thì người bệnh cũng cần được chăm sóc sức khỏe chu đáo và điều trị càng sớm càng tốt.
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, người bệnh thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau nhức dai dẳng. Cảm giác đau đớn kéo dài làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, tinh thần của người bệnh.
Vì vậy, chăm sóc giảm đau là một phần không thể thiếu trong kế hoạch điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, giúp người bệnh thoải mái và có tinh thần tốt hơn, kiên trì chữa bệnh thành công.
Với những cơn đau buốt khó chịu kéo từ cột sống thắt lưng xuống vùng xương chậu, thậm chí kéo xuống cả 2 chân, chúng ta có thể hỗ trợ giảm đau cho người bệnh bằng một số cách đơn giản như:
- Xoa bóp nhẹ nhàng tại vị trí đau: nếu xác định được điểm đau thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, có thể dùng tay để xoa bóp nhẹ nhàng, tác động lên vị trí đau nhằm giảm co cứng cơ, giãn gân cốt, giải phóng dây thần kinh đang chịu sức chèn ép, từ đó có thể làm dịu nhẹ cơn đau cho người bệnh.
- Chườm nóng tại vị trí đau: cách thức này mang lại hiệu quả giảm đau đáng kể và nhanh chóng cho người bệnh. Bạn có thể dùng túi chườm nước nóng, chườm bằng lá ngải cứu rang, chườm muối lên vị trí đau thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cho người bệnh. Tác dụng nhiệt sẽ giúp làm giãn mạch máu, thư giãn cơ, giảm đau nhanh chóng.
Tuy nhiên, cách chăm sóc này chỉ nên thực hiện mỗi ngày một lần, không nên thực hiện quá nhiều dễ gây bỏng da.
Ngoài 2 biện pháp chăm sóc giảm đau kể trên, bạn có thể hướng dẫn và hỗ trợ người bệnh tập các bài tập giảm đau thoát vị đĩa đệm lưng.
Các bài tập vật lý trị liệu không thể thiếu được trong phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, do cảm giác đau nhức khi mới tập hoặc tinh thần không thoải mái, dễ nản chí nên nhiều người bệnh không duy trì việc tập luyện thường xuyên.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phục hồi sức khỏe. Vì vậy, người nhà chăm sóc bệnh nhân cần tích cực động viên, hỗ trợ giúp người bệnh duy trì việc tập luyện thường xuyên.
Trong trường hợp người bệnh mới mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xong, người chăm sóc cần nhắc nhở người bệnh không vận động thể thao khi vết thương chưa lành hẳn, đặc biệt các môn thể thao yêu cầu chạy và gập thân nhiều.
Chỉ nên hỗ trợ người bệnh tập luyện các bài tập phù hợp, vừa sức theo lời khuyên của bác sĩ.
Dinh dưỡng hết sức quan trọng đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói chung. Kể từ khi phát hiện và điều trị bệnh cho tới giai đoạn chăm sóc hồi phục, người bệnh cần được ăn với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đặc trưng cho người mắc các bệnh về xương khớp. Thực đơn ăn uống hàng ngày cần có đầy đủ các nhóm chất quan trọng giúp xương chắc khỏe, tái tạo sụn khớp, đĩa đệm sau đây:
- Thực phẩm giàu vitamin C, D3, A, E
- Thực phẩm giàu canxi, omega-3
- Thực phẩm giàu glucosamine, collagen
- Rau xanh và hoa quả tươi
Các món ăn cho người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nên ở được chế biến ở dạng soup, hầm canh, đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa. Không nên để xảy ra tình trạng thừa chất hay thiếu chất, đều không tốt cho sức khỏe bệnh nhân. Nên có thực đơn cụ thể mỗi ngày để cân bằng dinh dưỡng cho người bệnh.
Khi chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng, hỗ trợ vận động, chăm sóc giảm đau kể trên, người bệnh còn cần được động viên liên tục về mặt tinh thần. Người bệnh dễ rơi vào trạng thái nản chí, mệt mỏi do quá trình điều trị và tập luyện mất nhiều thời gian mới cho kết quả rõ rệt.
Do vậy, cần hỗ trợ giúp tâm lý người bệnh thật thoải mái và ổn định mới có thể áp dụng tốt được phác đồ điều trị, mang lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe.