Mặc dù là bệnh lý xương khớp nhưng thoát vị đĩa đệm cột sống lại gây ảnh hưởng rất lớn tới thần kinh, đặc biệt là mắc bệnh khi đã lớn tuổi. Một số biến chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp ở người cao tuổi như:
- Thiếu máu não: người bệnh bị đau đầu, chóng mặt thường xuyên, dễ bị choáng váng, ngất.
- Trượt đốt sống: đĩa đệm bị thoát vị sẽ dễ gây trượt cột sống, làm mất cân bằng cho cơ thể, nhất là khi di chuyển. Biểu hiện bằng mắt thường với biến chứng này là tình trạng gù lưng ở người cao tuổi.
- Đau dây thần kinh tọa: thường gặp ở những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cơn đau nhức dai dẳng lan từ thắt lưng xuống hông và 2 chân.
- Xẹp đĩa đệm: tình trạng thoái hóa, lão hóa khi cao tuổi còn kèm theo sự hấp thu dinh dưỡng kém. Đĩa đệm bị thoát vị, cơ thể không hấp thụ tốt dinh dưỡng khiến nhân nhầy không được tái tạo đủ để bổ sung vào lượng thoát vị do đó đĩa đệm bị xẹp dần, mất dần khả năng ma sát giữa 2 đốt sống.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống ở người cao tuổi khó điều trị khỏi hoàn toàn và dễ gặp biến chứng. Do vậy, ngay khi có những biểu hiện đau nhức xương khớp, người bệnh cần được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe
Không riêng gì người cao tuổi, bất cứ lứa tuổi nào cũng cần tập thể dục, vận động thường xuyên. Tập luyện vừa sức với các bài tập dành riêng cho lứa tuổi từ 50, 60 trở lên sẽ giúp rèn luyện sức khỏe hàng ngày, phòng tránh được rất nhiều bệnh tật.
Chẳng hạn bạn cảm thấy hay bị đau mỏi thắt lưng, hãy tìm đến các bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Các động tác phù hợp tác động trực tiếp vào vị trí thắt lưng sẽ giúp giảm thiểu cảm giác đau, nhức mỏi, giúp cơ thể thoải mái, hoạt bát hơn.
- Thiết lập chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học, hợp lý
Càng lớn tuổi, cơ thể càng chịu sự ảnh hưởng rõ rệt bởi quá trình lão hóa. Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và cơ chế tự phục hồi tổn thương của cơ thể hoạt động kém hơn rất nhiều. Do vậy, để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống, người cao tuổi cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, hợp lý.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ
Đối với người cao tuổi, tốt nhất nên thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/lần. Với những người đang có vấn đề về sức khỏe thì nên thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc 3 tháng/lần. Khám định kỳ sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm thoát vị đĩa đệm triệu chứng dù thường ngày không để ý tới.
Đồng thời, việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp điều trị dễ dàng hơn, giảm thời gian chữa trị và sớm mang lại sức khỏe tốt cho người bệnh.