Thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không? Khi nào nên mổ?

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không? Khi nào nên mổ?
Các chuyên gia cho biết, bệnh thoát vị đĩa đệm không thể chữa khỏi triệt để dù áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào. Vậy thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp khi bước sang độ tuổi trung niên từ 40 đến trước 60 tuổi. Bệnh lý này gây ra nhiều bất lợi cho chức năng vận động cũng như sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.

Không chỉ gây đau đớn cho người bệnh, thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Teo chân tay, liệt toàn thân, mất khả năng lao động, ảnh hưởng đến dây thần kinh và rối loạn cảm giác,...

Bệnh thoát vị đĩa đệm không thể chữa khỏi hoàn toàn dù áp dụng bất cứ phương pháp nào. Vậy nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là gì? Bị thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không? Nên mổ khi nào? Cần lưu ý điều gì sau khi mổ để đảm bảo quá trình phục hồi mang lại hiệu quả tốt nhất?

1. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là gì?

Trước khi tìm hiểu thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Bởi thực tế, khi thăm khám bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh để tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Thoát vị đĩa đệm thực chất là quá trình thoái hóa cột sống kèm theo chấn thương do tác động cơ học hoặc vận động hàng ngày khiến bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép dây thần kinh cột sống.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thường là do làm việc nặng nhọc, lao động quá sức, vận động sai tư thế khiến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương. Bên cạnh đó nó cũng có thể là bệnh lý bẩm sinh, do di truyền. Người bệnh bị thừa cân, béo phì khiến đĩa đệm cột sống phải chịu áp lực nặng nề cũng là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Chính vì thế bị thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không phải dựa vào kết quả sau khi thăm khám cụ thể.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không? Nên mổ khi nào? - Ảnh 1.

Làm việc nặng nhọc, lao động quá sức, vận động sai tư thế là một số nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm - Ảnh: Internet

Đọc thêm:

- Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Một vài tư thế quan hệ an toàn cho người bệnh

- Các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm triệu chứng bệnh

2. Bị thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không?

Các chuyên gia cho biết có tới 90% trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm được chỉ định điều trị nội khoa kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi. Chỉ có khoảng dưới 10% trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nặng phải tiến hành phẫu thuật.

Điều này cho thấy thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thông thường, mổ thoát vị đĩa đệm chỉ được thực hiện sau khi điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng không mang lại hiệu quả. Mổ thoát vị đĩa đệm cũng được áp dụng với các trường hợp bệnh nhân cấp tính không thể điều trị bằng phương pháp khác.

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ như xơ đĩa đệm chưa bị lồi, rách thì điều trị nội khoa và phục hồi chức năng mang lại hiệu quả đến 95% nếu áp dụng đúng cách. Do đó, mổ thoát vị đĩa đệm không phải là phương pháp ưu tiên. Vậy khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm? Dưới đây là các trường hợp được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

- Điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng không mang lại hiệu quả sau 5 - 8 tuần.

- Bệnh nhân bị chèn ép thần kinh cấp tính.

- Bệnh nhân bị thoát vị di trú hoặc thoát vị đĩa đệm rách bao xơ.

- Bệnh gây đau quá mức, sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ không mang lại hiệu quả.

- Bệnh gây tê liệt hoặc hội chứng chùm đuôi ngựa. Nghĩa là thoát vị đĩa đệm gây tổn thương bó dây thần kinh bên dưới phần cuối của tủy sống khiến người bệnh bị đau nhức nghiêm trọng vùng thắt lưng. Cơn đau có xu hướng lan rộng xuống chân kèm tê khắp vùng mông và bị mất kiểm soát bàng quang, ruột.

Như vậy lời giải cho câu hỏi bị thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không phụ thuộc vào tình trạng bệnh và kết quả điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu phục hồi trước đó.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không? Nên mổ khi nào? - Ảnh 2.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm - Ảnh: Internet

3. Cần lưu ý điều gì sau khi phẫu thuật?

Với các trường hợp cần phải mổ thoát vị đĩa đệm thì sau khi phẫu thuật bạn cần lưu ý những điều sau:

- Vận động: Ngày đầu tiên sau khi mổ người bệnh cần thực hiện các động tác xoay trở, cử động tay, chân tại giường. Bắt đầu từ ngày thứ hai sau mổ người bệnh cần ngồi dậy, tập đứng tại giường và tập bước đi. Vào những ngày tiếp theo người bệnh có thể đi lại bình thường.

- Sau khi mổ, cần theo dõi tình trạng vết mổ xem có bị thấm máu không. Vùng da xung quanh vết mổ có bị sưng nề hay không. Bên cạnh đó là theo dõi tình trạng sốt. Tình trạng vận động của chân tay giảm hay tăng so với trước khi mổ.

- Chế độ dinh dưỡng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm: Người bệnh được ăn thức ăn lỏng, mềm, uống sữa và nước lọc sau khi mổ được 6 tiếng. Từ ngày thứ hai trở đi người bệnh có thể ăn uống lại bình thường. Bên cạnh đó cần tăng cường chất xơ và bổ sung vitamin để giúp vết mổ mau lành.

- Theo dõi các ống thông: Sau khi mổ người bệnh có thể được đặt ống dẫn lưu vết mổ hoặc không. Với trường hợp đặt ống dẫn lưu cần được theo dõi số lượng, màu sắc của dịch. Nếu dịch ra quá nhiều cần báo ngay cho điều dưỡng chăm sóc.

Trong trường hợp được đặt ống thông tiểu, người bệnh cần báo cho nhân viên y tế khi túi chứa nước tiểu đầy. Các ống thông sẽ được rút sau khi người bệnh có thể vận động được bình thường.

Lưu ý người bệnh hoặc người nhà không tự ý rút ống dẫn lưu và ống thông tiểu. Hãy báo ngay cho nhân viên y tế nếu gặp vấn đề khi đặt các loại ống thông để được xử lý kịp thời.

Với những thông tin trên chắc bạn đã có lời giải cho câu hỏi bị thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không cũng như những điều cần lưu ý. Tốt hơn hết, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phương pháp trị liệu an toàn và hiệu quả nhất khi bị thoát vị đĩa đệm.


Tác giả: HT