Cẩn thận nguy cơ tàn phế vì biến chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Cẩn thận nguy cơ tàn phế vì biến chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 – S1 là dạng bệnh thường gặp và gây nhiều nguy hiểm. Biến chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể gây liệt nửa người nếu điều trị không đúng cách.

Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng l5 s1 là bệnh lý đĩa đệm trong đốt thắt lưng số 5 của phần xương cùng đầu tiên bị thoát ra ngoài. Đoạn L5 S1 lại còn được xem là điểm tựa chính của cột sống, nhờ có vị trí này mà cột sống mới có thể linh hoạt thực hiện được các động tác ưỡn, cúi, nghiêng người,… Chính vì phải vận động quá thường xuyên nên cũng dễ hiểu khi bệnh thoát vị lại thường xảy ra tại đây.

Hiện tượng này gây ra sự chèn ép tới các dây thần kinh liên quan và phần dây chằng hoặc các cơ xung quanh xương sườn tạo ra cảm giác đau đớn cho những bệnh nhân cũng như cản trở không nhỏ quá trình hoạt động của người bệnh.

Như vậy đoạn xương cột sống vị trí L5 S1 đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ trong vận động hàng ngày. Bệnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người bệnh. Chúng còn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng nguy hiểm như rối loạn cơ thắt, rối loạn cảm giác, mất khả năng vận động, hội chứng đuôi ngựa,… Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt chi dưới.

1. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5 - S1

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, đa phần trong số đó là do quá trình lão hóa của cơ thể. Ngoài ra còn nhiều lý do khác cụ thể:

Quá trình lão hóa tự nhiên: Càng lớn tuổi thì đĩa đệm càng mất nước, dễ bị bào mòn và tổn thương. Tạo điều kiện thuận lợi để đĩa đệm thoát vị ra ngoài.

Hoạt động sai tư thế: Tư thế sai khiến cột sống quá giới hạn như quá ưỡn, quá khom, vẹo cột sống, cúi gập người, ngồi nhiều, mang vác đồ vật nặng…

Chấn thương: Ngã, ngồi dập mông xuống đất, tai nạn khiến bao xơ nứt rách, nhân nhầy thoát ra.

Chế độ sinh hoạt: Hút thuốc, ăn uống thiếu chất, thừa cân, béo phì sẽ ảnh hưởng đến đĩa đệm cột sống.

2. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm L5 - S1

Những cơn đau thắt lưng là tình trạng trung mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng gặp phải. Cụ thể hơn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l5 s1 có thể gây ra một số triệu chứng như:

Đau vùng thắt lưng và mông: Đĩa đệm L5 S1 nằm ở vị trí thắt lưng. Vì thế, người bệnh sẽ có cảm giác đau ở vị trí này trước tiên.

Cơn đau chạy dọc theo dây thần kinh: Lượng chất nhầy trong đĩa đệm L5 S1 khi thoát ra có thể tràn ra bên ngoài. Theo đó, bạn sẽ cảm thấy đau nhức lưng chạy dọc theo dân thần kinh lan xuống dưới mông, đùi cũng như phần bàn chân.

Tê, mất cảm giác ở chân: Khi dây thần kinh L5 bị tổn thương, mu bàn chân và chân bị đau nhức, tê yếu, khả năng co duỗi bị hạn chế. Trong trường hợp nặng có thể gây mất cảm giác và rối loạn vận động.

Yếu cơ bắp: Nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra có thể khiến cho dây thần kinh nối với cơ bắp bị ảnh hưởng, cơ bắp trở nên yếu đi.

3. Biến chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5 - S1

Nếu không điều trị kịp thời, bạn sẽ phải đối mặt với những biến chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng sau:

- Nguy cơ trở thành bệnh mạn tính

Thoát vị đĩa đệm kéo dài sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính rất khó điều trị, bệnh nhân uống nhiều thuốc nhưng không khỏi, tình trạng tái đi tái lại nhiều lần.

- Bệnh nhân bị cản trở khả năng vận động

Đĩa đệm bị thoát vị nằm ở lưng, thắt lưng có thể làm ép dây thần kinh tọa. Gây đau kéo dài từ thắt lưng cho đến tận gót chân, khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

- Biến chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể gây ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng

Biến chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng làm cho khớp xương ở vùng cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, chính vì thế mà các cơ quan như ruột, bàng quang hay các dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn, khi đó có thể làm cho người bệnh mắc phải chứng đại, tiểu tiện không tự chủ được… Lúc đầu vùng xương cùng bị bí tiểu, rồi sau đó đái dầm và nước tiểu chảy rỉ một cách thụ động…

4. Những lưu ý trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm

Ngoài việc cần phải chủ động đi khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị, bạn cần đặc biệt lưu ý:

- Nên dành nhiều thời gian nằm nghỉ ngơi trên giường, mỗi khi ăn uống hoặc đi vệ sinh cần có người đi theo để dìu dắt, giúp giảm gánh nặng cho cột sống.

- Tốt nhất nên đeo đai lưng khi muốn ra khỏi giường, để giảm áp lực lên cột sống, tăng cường bảo vệ lưng và hạn chế cột sống bị tổn thương.. Tuy nhiên không được đeo đai vượt quá 3 tháng, vì có thể gây teo cơ lưng..

- Tư thế đi đứng, nằm, ngồi cần phải đúng cách để hạn chế gây ra tổn thương ở cột sống lưng, tránh giữ 1 tư thế quá lâu và nên thường xuyên thay đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi để giảm áp lực lên cột sống.

Những biến chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng quả thật rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy cần nhận biết sớm tình trạng bệnh và tìm ra phương pháp điều trị kịp thời để ngăn chặn không cho các triệu chứng phát triển nặng thêm. Từ đó không cho bệnh thoát vị đĩa đệm có cơ hội phát sinh các biến chứng nguy hiểm như vậy.


Tác giả: Thanh Hoa