Theo các chuyên gia y tế, từ độ tuổi 25 - 30 trở đi, mỗi chúng ta nên tự kiểm tra các biểu hiện bất thường về cơ - xương - khớp để điều trị kịp thời. Bệnh thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể được phát hiện sớm nhờ những dấu hiệu bệnh lý điển hình và một số phương pháp đơn giản tự thực hiện được tại nhà sau đây:
Dựa vào dấu hiệu thoát vị đĩa đệm
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm nói chung rất đa dạng, cảm giác đau có thể đến dồn dập thành từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài dạng nhức mỏi. Do vậy, nhiều người chủ quan bỏ qua các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm và không thăm khám sớm. Để tự phát hiện bệnh, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm điển hình như:
- Đau tại vị trí thoát vị: đau vùng thắt lưng hoặc cổ - vai - gáy; cảm giác đau tăng lên khi vận động mạnh và liên tục hoặc chỉ cần hắt hơi, ho cũng cảm thấy đau.
- Chức năng vận động hạn chế: cảm thấy đau khi bê vác vật nặng, khi vươn vai, cúi người, việc đi lại gặp khó khăn, nhất là đi bộ xa.
- Tê bì chân tay, rối loạn cơ thắt (bí tiểu, táo bón)
- Đau thần kinh tọa: cơn đau lan từ vị trí thoát vị tới khắp phần mông, đùi, bàn chân, bàn tay.
Phương pháp kiểm tra phản xạ cơ thể
Những dấu hiệu trên chỉ giúp chúng ta tự đoán biết một cách mơ hồ mình có biểu hiện bệnh lý hay không. Để chắc chắn hơn, bạn có thể áp dụng một số phương pháp chẩn đoán, kiểm tra đơn giản sau đây:
- Phản xạ đầu gối: ngồi trên ghế sao cho cẳng chân thả lỏng không chạm đất. 1 tay giữ cố định phần đùi, 1 tay dùng búa cao su gõ nhẹ vào đầu gối ở vị trí dưới xương bánh chè. Nếu chân không có biểu hiện giật nhẹ và duỗi thẳng da thì khả năng cao bạn đã bị bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Kéo cẳng chân: nằm ngửa trên sàn nhà, nắm lấy phần cổ chân (trên mắt cá chân) và kéo nhẹ. Nếu có cảm giác đau nhói ở thân dưới thì có khả năng bạn đã bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
- Đột ngột hạ thấp: đây được coi là cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm đơn giản nhất. Bạn ngồi lên ghế, lưng thẳng. Tiếp đó gò phần vai ra phía trước, lưng cong ra sau một cách đột ngột. Tiếp tục nâng 1 hoặc 2 chân thẳng ra trước mặt, song song với mặt đất. Nếu có cảm giác đau khắp chân thì có khả năng bạn đã bị bệnh thoát vị đĩa đệm lưng.
- Kiểm tra phản xạ hoffman: Thả lỏng cơ thể, có thể đứng hoặc ngồi trên ghế, giơ thẳng tay ra phía trước. Tiếp đó nhờ 1 người đứng đối diện chạm hoặc kéo ngón tay đeo nhẫn của mình. Nếu ngón tay không có phản xạ thì có khả năng rễ thần kinh bị chèn ép ở phần cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ.
So với các phương pháp kể trên, 3 phương pháp chẩn đoán hình ảnh sau đây có độ chính xác cao hơn và chỉ có thể thực hiện được tại bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa:
- Chụp X-quang: Đây là phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm được áp dụng phổ biến nhất. Bệnh nhân sẽ nhận được được một tấm film chụp rất rõ phần cột sống, thông qua một số hình ảnh như: hẹp khoang gian đốt sống, lệch vẹo cột sống, mất ưỡn cột sống (tam chứng Barr) có thể giúp gián tiếp xác định vị trí thoát vị đĩa đệm.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: đây là phương pháp có độ tin cậy cao nhất khi phát hiện bệnh thoát vị đĩa đệm. Thông qua hình ảnh phim cộng hưởng từ có thể xác định chính xác vị trí, số tầng thoát vị, hình thái thoát vị (trung tâm, cạnh trung tâm và lỗ ghép).
- Chụp cắt lớp vi tính: Thực tế, phương pháp này chỉ được áp dụng với một số trường hợp đặc biệt có dị vật kim khí trong cơ thể và bệnh nhân không thể chụp cộng hưởng từ được.
Như vậy nếu muốn chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm một cách chính xác nhất, bạn nên tới cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết. Phát hiện và điều trị càng sớm, bạn càng giảm nhẹ được gánh nặng bệnh tật và có khả năng hồi phục sức khỏe tốt hơn.