Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm bị dịch chuyển ra ngoài gây chèn ép dây thần kinh cột sống. Khi mắc căn bệnh này, người cảm thấy đau nhức, khó chịu ở vùng đĩa đệm bị thoát vị. Lúc đầu, bệnh nhân sẽ cảm nhận được triệu chứng đau dọc phần cột sống, cơn đau có thể thoáng qua hoặc xuất hiện từng hồi khi người bệnh vận động.
Tuy nhiên, về sau, tình trạng đau nhức ngày càng tăng, khiến bệnh nhân bị tê bì chân tay. Thậm chí sẽ để lại những biến chứng thoát vị đĩa đệm nguy hiểm, có thể là liệt hay tàn phế vĩnh viễn.
Các động tác cúi, ngửa, xoay, nghiêng người vốn rất đơn giản nhưng lại gây khó khăn cho những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống. Khi khối thoát vị chèn ép các dây thân kinh, người bệnh không chỉ đối diện với những cơn đau mà còn có thể bị mất cảm giác, hạn chế vận động của các chi, thậm chí có nguy cơ tàn phế nếu bệnh không được cải thiện sớm. Đây là những biến chứng thoát vị đĩa đệm khó lường cần hết sức lưu ý.
Cột sống là khu vực nhạy cảm chứa nhiều dây thần kinh nối liền các bộ phận khác trong cơ thể. Theo thời gian cột sống bị tác động do nhiều nguyên nhân như lao động năng, chấn thương, tuổi tác,… làm cho cột sống bị thoái hóa, lâu dần ảnh hưởng đến các đĩa đệm của đốt sống, hậu quả nhân nhầy bị lồi ra ngoài gây bệnh lồi đĩa đệm cột sống.
Thời gian đầu, người bệnh ít có cảm giác đau và vận động bình thường nên thường chủ quan. Theo các chuyên gia, bệnh trật đĩa đệm cột sống (lồi đĩa đệm) không được cải thiện sớm thì khả năng bị thoát vị đĩa đệm cột sống là rất cao.
Lâu dần, nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài vị trí, chèn ép trực tiếp lên tủy sống và các dây thần kinh, gây đau lưng, tê mỏi, teo cơ, giảm khả năng vận động, nặng hơn có thể gây liệt nếu không được cải thiện đúng cách.
Nếu bệnh vừa mới phát, người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống chỉ cảm thấy hơi đau nhức ở phần cột sống bị tổn thương, nhưng theo thời gian cơn đau sẽ tăng dần, đặc biệt khi vận động. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, khối thoát vị chèn ép lên các dây thần kinh khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các động tác gập, duỗi hay không thể nhấc nổi tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng.
Trường hợp khối thoát vị chèn ép dây thần kinh tọa sẽ xuất hiện những cơn đau nhức dữ dội ở phần lưng dưới, cơn đau âm ỉ lan xuống vùng mông, vùng chân và có thể gây tê chân, thậm chí không nhấc nổi bàn chân, dần dần có thể gây teo cơ các chi, làm mất cảm giác và liệt các ngón chân, bàn chân.
Khối thoát vị đĩa đệm có thể chèn lên các dây thần kinh ở vùng thắt lưng gây rối loạn cơ tròn làm người bệnh đại tiểu tiện không tự chủ. Nặng hơn nếu khối thoát vị chèn ép tủy sống ở cổ, bệnh nhân có nguy cơ bị tàn phế suốt đời.
Để ngăn chặn nguy cơ tàn phế và những biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống gây ra, các chuyên gia xương khớp khuyên người bệnh nên đi khám ngay khi xuất hiện những cơn đau nhẹ ở vùng cổ hoặc lưng.
Người bệnh nên giữ tư thế lao động đúng, đó là tư thế cột sống thẳng. Theo ước tính, đĩa đệm chỉ chịu được trọng tải trong 2 giờ là tối đa, và nó cần 15 – 20 phút nghỉ ngơi, thư giãn. Thời gian này tuy ngắn nhưng lại có tác dụng tăng sức bền cho đĩa đệm.
Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân cần tích cực rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh, thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tăng cường bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt dành cho sụn và xương dưới sụn để làm chậm quá trình thoái hóa cột sống vì đây là nguyên nhân chính gây bệnh thoát vị đĩa đệm. Một khi bệnh thoát vị đĩa đệm được kiểm soát tốt, nguy cơ tàn phế và các biến chứng thoát vị đĩa đệm sẽ được đẩy lùi, bảo vệ cột sống và duy trì tốt hệ xương khớp cho con người.