Kinh nghiệm chữa thoát vị đĩa đệm của diễn viên múa sau 10 năm 'sống chung với lũ'

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Kinh nghiệm chữa thoát vị đĩa đệm của diễn viên múa sau 10 năm 'sống chung với lũ'
Nghệ sĩ múa Vũ Ngọc Khải mắc chứng thoát vị đĩa đệm năm 22 tuổi, sau gần 10 năm sống cùng căn bệnh anh không thể điều trị khỏi hẳn, hệ cơ vẫn yếu, khó hồi phục, nhanh mỏi.

Thoát vị đĩa đệm hình thành do hoạt động sai tư thế: Ngồi sai, vặn sai, làm sai và nhất là khi bê đỡ. Cơ chế cơ thể bao gồm cơ và xương, khi cơ thể ngồi sai thì cơ sẽ co và đẩy, tác động lên vùng xương sống dưới dần gây lệch đĩa đệm. Giữa các đốt xương sống có đĩa đệm, giữa đĩa đệm và xương có chất nhờn để làm bôi trơn.

Ngồi sai tư thế gây cọ xát đĩa đệm phải, trái, trước, sau gây sức ép và xẹp đĩa đệm. Khi xẹp đĩa đệm, cơ thể sẽ tự tổ chức khu vực đó để tự bảo vệ gây nên tình trạng co cơ, không cho đĩa đệm chật đi. Cơ co mạnh, đĩa bắt đầu chệch ra khỏi vị trí. Cứ lặp lại những động tác sai tư thế đó, tích lũy theo thời gian sẽ gây nên thóat vị đĩa đệm. Lâu dần có thể khiến liệt mông hoặc tay, chân. 

Anh Khải bị thoát vị đĩa đệm do quá trình vận động nhiều, sai tư thế nên xương chậu lệch 2 cm. Trục xương sống quan trọng nên lưng bị chèn ép thì cổ cũng bị lệch đi và đau theo. Do đó, thoát vị không chỉ chữa lưng mà cần chữa tất cả, chụp cắt lớp, chỉnh lại cơ. Mỗi lần trị liệu, chuyên viên làm mềm cơ, dành 30 phút để nắn lại xương chậu, lưng dưới và phần cổ.

Một ngày nam diễn viên điều trị 2 tiếng đồng hồ. Trung bình một tháng anh chữa bệnh hết 26 ngày với chi phí khoảng 26 triệu đồng. Sau đó anh châm cứu để tiêm chất nhờn vào bên trong để phục hồi cơ vì cơ mất khả năng đàn hồi. Bệnh thoát vị đĩa đệm khiến cơ khô và xơ, châm cứu tác động đưa chất nhờn vào để phục hồi cơ.

Cứ sau 6 tháng anh tập vật lý trị liệu để nắn lại, song vì cơ yếu nên chỉ cần cử động một lúc là tê, mỏi phải dừng lại để xoa bóp. Từ gần 10 năm nay, cứ một năm sau anh phải chụp kiểm tra và phục hồi lại. 22 tuổi bị chấn thương, phải mất đến một năm sau anh mới hồi phục, suýt bỏ nghề. Anh Khải cho biết trải qua nhiều quá trình điều trị nhưng chỉ giảm thôi chứ không hết hoàn toàn.

Anh tập yoga để lắng nghe cơ thể và điều chỉnh sửa lại hệ cơ xương khớp. Anh tập kéo thả cơ ở tầng cơ sâu nhất cơ thể đồng thời chú trọng hơi thở giúp hồi phục song song tập trị liệu, nắn xương, trị toàn bộ về cơ. 

kinh-nghiem-chua-thoat-vi-dia-dem-2

Hiện nay xu hướng bị thoát vị đĩa đệm đang dần trẻ hóa độ tuổi do thói quen ít vận động. Mẫu số chung của dân công sở là ít vận động, ngồi nhiều, ngồi sai tư thế gây mỏi vai, mỏi cổ. Ngoài ra, phần lưng dưới khi chịu sức ép của cả phần trên cơ thể dễ dẫn đến cong vẹo cột sống. Xương sống một khi đã sai tư thế thì rất khó để sửa. Ngoài ra chúng ta hay tròn lưng lên khi bê đồ đạc mà không biết đó là tư thế sai. Khi tròn lưng bê đồ, sức nặng tỳ vào lưng dưới, nơi cơ mỏng và yếu nhất gây mỏi và đau lưng.

Theo anh Khải, tư thế đúng là cần ngồi hẳn xuống, thẳng lưng và bê vật dụng lên. Khi thấy hơi mỏi người thì kéo dãn để cơ không bị chết hay tê cứng vì thiếu oxy. Đa số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hối hận vì không tập thể thao và tìm hiểu kiến thức về cơ thể sớm hơn để phòng bệnh. Thông thường, mọi người thường bị chấn thương rồi mới ý thức chăm lo cho sức khỏe.

Từ kinh nghiệm bản thân, Khải khuyên nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, chăm tập luyện thể thao, yoga.


Tác giả: Minh Ngọc