Cổ là một bộ phận chịu nhiều áp lực khi phải nâng đỡ đầu và còn thực hiện các di chuyển liên tục hàng ngày. Bên cạnh đó, bộ phận này không có nhiều đệm hỗ trợ như những phần còn lại của cột sống, do đó, chúng sẽ dễ bị đau, nhức mỏi và gặp nhiều vấn đề khác. Dưới đây là những nguyên nhân gây đau cổ thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
Chúng hình thành do các đĩa ở cột sống bị bong tróc, nứt nẻ, kéo theo phần xương dưới sụn xuất hiện các vùng rỗng, đặc xen kẽ nhau. Sự tổn thương cùng lúc của xương và sụn không chỉ làm đau cổ mà còn kèm theo hiện tượng cứng cổ, đau đầu và co thắt cơ. Ngoài vấn đề tuổi tác thì chấn thương, hút thuốc lá, trầm cảm, lo lắng và các cử động cổ không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ này.
Điều này xảy ra khi phần bên trong của các đĩa cột sống bị vỡ hoặc nhô ra làm chèn ép các dây thần kinh ở khu vực này và dẫn đến đau cổ. Thoát vị đĩa đệm có thể xuất phát từ quá trình lão hóa hoặc do chấn thương bên ngoài. Căn bệnh này không khó để chữa khỏi, quan trọng là bạn phải phát hiện kịp thời. Thường các bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu hoặc kê thuốc theo toa. Chỉ những trường hợp nghiêm trọng thì mới cần đến phẫu thuật.
Loại đau cổ này xuất hiện do những căng thẳng và áp lực mà phần cơ ở cổ phải chịu hàng ngày. Khi bạn sử dụng cổ quá mức sẽ làm một vài sợi cơ bị kéo xa và rách, dẫn đến những cơn đau nhức bên trong. Ngồi nhiều trước màn hình máy tính, mang ba lô nặng, nghe điện thoại bằng cách kẹp vào cổ quá lâu... là những thói quen xấu mà chúng ta thường mắc phải làm ảnh hưởng đến cổ.
Những chấn thương do va chạm, té ngã cũng có thể dẫn đến đau cổ. Nếu ở mức độ nhẹ, bạn sẽ không phát hiện dấu hiệu bất thường bên ngoài mà chỉ là những cơn ê ẩm ở cổ. Tuy nhiên, đừng chủ quan, hãy đến ngay phòng khám để chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Một trong những hệ quả của cơn đau đầu do căng thẳng chính là cơ vùng cổ của bạn cũng bị ảnh hưởng. Khi các cơ dưới da nằm ở đáy hộp sọ bị căng quá mức, bạn sẽ có tình trạng đau đầu cùng với đó là mỏi mắt, đau vai gáy và kèm theo đau cổ. Chúng thường xuất hiện ở những người làm việc quá sức, ngồi lâu trước màn hình máy tính, ngủ không đủ giấc hoặc gặp căng thẳng, lo âu.
Để ngăn ngừa trường hợp này, bạn nên cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Hãy vận động nhẹ, di chuyển tới lui ít nhất mỗi tiếng một lần để cơ thể được thư giãn.
TMJ là một tình trạng còn được gọi là rối loạn khớp thái dương hàm. Ngoài việc gây ra nhức mỏi hàm, vai, cứng khớp... thì hội chứng này còn làm cổ xuất hiện những cơn đau. TMJ là hậu quả của việc nghiến răng quá nhiều, nhai kẹo cao su hoặc viêm khớp. Nếu xuất hiện tình trạng này, bạn nên hạn chế những cử động miệng, chọn thức ăn mềm và chườm nóng ở hàm hai lần mỗi ngày.
Viêm khớp dạng thấp liên quan đến những bất thường trong hệ thống miễn dịch của cơ thể và gây ra những tấn công đến xương khớp, trong đó có vùng cổ. Cơn đau thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng khi bạn vừa thức dậy. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến việc tổn thương khớp vĩnh viễn khó điều trị.
Những động tác yoga, thể dục chuyên sâu có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này. Nhưng tốt nhất là hãy đến bác sĩ để được tư vấn thuốc hiệu quả.
Cổ cứng khớp là một trong những triệu chứng chính của viêm màng não, một loại viêm có khả năng gây tử vong cao do ảnh hưởng đến màng xung quanh não và tủy sống. Nhiễm trùng thường do virus, vi khuẩn hoặc nấm tấn công vào màng não gây ra. Ngoài hiện tượng đau nhức cổ thì các triệu chứng khác báo hiệu tình trạng này bao gồm đau đầu, buồn nôn, sốt, nhạy cảm với ánh sáng và co giật.
Đau xơ cơ là một hội chứng đau tổng quát ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả cổ. Các triệu chứng đi kèm của tình trạng này có thể là mệt mỏi cực độ, đau đầu, lo âu và trầm cảm. Tuy không biết được chính xác nguyên nhân gây đau xơ cơ nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chúng có mối liên hệ với quá trình xử lý tín hiệu đau của não.
Những loại thuốc giảm đau thần kinh như duloxetine và pregabalin sẽ được các bác sĩ khuyên dùng. Bên cạnh đó, tập thể dục, vật lý trị liệu, châm cứu, massage... cũng là những phương pháp giúp cải thiện tình trạng này.