Tại sao béo phì lại là nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Tại sao béo phì lại là nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm?
Đừng bao giờ có ý nghĩ chỉ có những người lười vận động, tập thể thao, gầy gò, còi cộc thì mới mắc bệnh về xương khớp. Nếu bạn là người có vóc dáng to béo, béo phì thì hãy cận thận bởi béo phì cũng là một nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm.

Theo báo cáo của Bộ Y Tế Việt Nam, có đến khoảng 25% dân số nước ta bị thừa cân, béo phì. Không chỉ có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp… người bị béo phì còn phải đối mặt với các chứng bệnh xương khớp nghiêm trọng.

Đau thắt lưng là triệu chứng thường gặp nhất ở những người béo phì. Nó cũng là báo hiệu ban đầu cho những tổn thương xương khớp khi cân nặng tăng vượt mức chịu đựng của cột sống.

Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể mà còn gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như bệnh gan, mỡ máu, hệ tiêu hóa và xương khớp. Và mới đây, một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh thoái hóa cột sống, thoái vị đĩa đệm có xu hướng tăng cao. Nói cách khác, béo phì cũng có thể là nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm cần lưu ý.

Theo thống kế đánh giá dựa vào hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy chỉ số BMI tăng có liên quan đến số cá mắc bệnh và mức độ tổn thương của cột sống và đĩa đệm, tăng chèn ép vào rễ thần kinh, tăng đè nén lên đĩa đệm và thu hẹp không gian đĩa đệm.

1. Cấu tạo của cột sống và đĩa đệm

Cột sống có vai trò như một giá đỡ cho toàn bộ cơ thể. Mọi hoạt động của cơ thể đều tác động đến cột sống. Nó được tạo thành bởi các đốt sống được nối lại với nhau bởi đĩa đệm. Cụ thể, các đốt sống được nối với nhau từ lớn đến bé, tương ứng với vùng xương ở vùng thắt lưng lên đến cổ.

Cột sống có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống lưng (ngực, 5 đốt thắt lưng và xương cùng, xương cụt. Giữa các đốt sống là đĩa đệm

Đĩa đệm nằm giữ 2 đốt sống của cột sống, được cấu tạo gồm vòng sụn bao bọc bên ngoài, ở giữ là nhân nhầy.

Đĩa đệm có chức năng như một cái gối hoặc lò xo giảm xóc để giảm chấn động cho cột sống. Nếu không có đĩa đệm thì các đốt sống sẽ va chạm vào nhau gây đau và tổn thương đốt sống. Xương cùng và xương cụt dính liền nhau nên không có đĩa đệm

2. Tại sao béo phì là nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm?

Thực tế, những người bị béo phì sẽ tạo ra sức nặng và sức đè ép lớn lên cột sống và đĩa đệm, và vùng chịu tổn thương nặng nề nhất là thắt lưng, là nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm.

Trọng lượng cơ thể càng tăng lên và làm tăng áp lực lên lưng và cột sống làm cho cột sống dễ bị tổn thương, thoái hóa và suy giảm chức năng. Cụ thể, trọng tâm của cơ thể sẽ phải thay đổi do trọng lượng chiếc bụng mỡ, nếu như vùng bụng quá to khiến người của bạn phải đổ về phía trước nhiều hơn để cân bằng cơ thể, từ đó gây áp lực nhiều hơn lên các cột sống và đĩa đệm.

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho các khớp bị suy yếu, đĩa đệm dễ bị trượt ra ngoài hoặc bị rạn nứt do áp lực chèn ép quá lớn. Cùng với đó, những người béo phì thường khó hoạt động linh hoạt, lười vận động sẽ khiến cho hệ xương khớp dễ bị lão hóa nhanh chóng. Điều này gây ra các vấn đề thoái hóa, thoát vị, đặc biệt là nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Bên cạnh đó, thói quen ăn uống quá nhiều chất béo trong thời gian dài làm giảm khả năng tổn hợp các chất canxi và vitamin làm mất đi độ chắc khỏe, dẻo dai của xương khớp.

3. Cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm

Dù nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm là gì, và bằng cách nào thì cách phòng tránh tốt nhất vẫn từ thói quen ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục và hoạt động của bản thân

Áp dụng chế độ điều độ, khoa học: Hạn chế tiêu thụ chất béo, tăng cường ăn rau xanh, các thực phẩm cung cấp canxi, vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa, xương khớp và sức khỏe. Tránh ăn nhiều nội tạng động vật, các loại thịt đỏ.

Mỗi ngày nên dành 30 phút để tập thể dục giúp giảm cân, tăng cường sức đề kháng, sự chắc khỏe cho xương khớp, ngăn ngừa các vấn đề về xương khớp như lão hóa, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.

Tạo thói quen vừa làm việc vừa nghi ngơi thư giãn, sau 2 – 3 giờ làm thì nên dành 5 phút để nghỉ ngơi, đi lại, vận động chân tay, xoa bóp để tránh mệt mỏi, các cơ được kéo giãn.

Chú ý tư thế làm việc, luôn ngồi thẳng lưng và đầu, tránh ngủ gật trên bàn, tránh khuân vác vật nặng, gắng sức cúi xuống để bưng vật nặng.


Tác giả: Thanh Hoa