Phục hồi chức năng cho người bị loãng xương

Tham vấn chuyên môn: - Khoa phẫu thuật ngoại thần kinh cột sống Bệnh viện Việt Đức
Phục hồi chức năng cho người bị loãng xương
Với mỗi người bệnh sẽ đi kèm mỗi chế độ tập luyện khác nhau. Trước khi muốn tập luyện thì bạn nên trao đổi với bác sĩ và huấn luyện viên để có thể đạt hiệu quả cao nhất cũng như giảm thiểu sang chấn trong quá trình tập luyện phục hồi. Vậy phục hồi chức năng cho người bị loãng xương cần ghi nhớ gì?

1. Nguyên tắc phục hồi chức năng cho người bị loãng xương

Phục hồi chức năng cho người bị loãng xương hay điều trị loãng xương đều cần phải dựa theo những nguyên tắc quan trọng sau:

- Điều trị nhằm ngăn ngừa tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng gãy xương ở người bị loãng xương

- Điều trị kiểm soát cơn đau nếu như có biến chứng gãy xương xảy ra

- Phục hồi cải thiện chức năng xương đồng thời cải thiện, khắc phục những khiếm khuyết nếu có.

2. Các phương pháp phục hồi chức năng cho người bị loãng xương

Dựa vào những nguyên tắc điều trị và phục hồi kể trên, có những phương pháp phục hồi chức năng cho người bị loãng xương như sau. Lưu ý là người bệnh không nên tự ý áp dụng các phương pháp tránh biến chứng và tổn thương nặng hơn mà cần phải tham khảo bác sĩ về bài tập cũng như mức độ luyện tập phù hợp.

Vật lý trị liệu

Mục đích của phương pháp vật lý trị liệu cho người bị loãng xương chính là giảm các triệu chứng đau do loãng xương gây ra hoặc do hiện tượng gãy xương gây ra.

Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến là:

- Sử dụng túi chườm nóng

- Phương pháp kích thích điện thần kinh thông qua da hay còn được gọi là liệu pháp TENS.

Các bài tập vận động trị liệu

Các bác sĩ khuyên rằng, ngay sau khi giảm đau người bị loãng xương nên tiến hành vận động ngay. Những vận động trị liệu phổ biến bao gồm:

- Bài tập thở sâu

- Bài tập phục hồi và tăng cường sức mạnh cơ ngực, các cơ liên sườn và những cơ ở vùng lưng

- Bài tập tỳ đè được khuyến nghị nên tập khi thể trạng người bị loãng xương cho phép chịu trọng lượng sớm. Những hoạt động ở các tư thế chịu trọng lượng được xem rất quan trọng để bệnh nhân có thể duy trì được khối lượng xương của cơ thể theo định luật Wolf

- Vận động thể chất ở mức độ nhẹ chẳng hạn như đi bộ, đạp xe. Lưu ý khi đi bộ hay đạp xe người bị loãng xương cần đặc biệt giữ cho cột sống ở tư thế thẳng đứng, hay nói cách khác: đầu - thân - chân cần phải thẳng trên một trục. Đây cũng là tư thế vận động đúng cho những ai muốn phòng tránh các bệnh liên quan tới cột sống.

- Vận động dưới nước, ví dụ như bơi lội. Hoạt động bơi lội mặc dù không có tác dụng giống bài tập tỳ đè bên trên nhưng lại giúp cho người bị loãng xương cải thiện được BMD (mật độ xương) nhờ tác động căng nở lồng ngực, duỗi thẳng cột sống và vận động tốt cho tim phổi.

- Nhóm bài tập isometric hay còn được gọi là bài tập đẳng trường. Nhóm bài tập này tốt cho người bị loãng xương ngăn ngừa các biến chứng nhưng gù cột sống do xương bị biến dạng đồng thời cũng tăng được sức mạnh cho cơ thành bụng.

Trị liệu

Những thay đổi trong môi trường sống, sử dụng những dụng cụ phục vụ cho sinh hoạt của người bị loãng xương cũng được đề cập trong việc phục hồi cho người bị loãng xương như sau:

- Giảm nguy cơ bị ngã của người bệnh bằng việc thêm các tay ngang, các thanh vịn hay tay nắm ở cầu thang, nhà tắm,..

- Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ người bị loãng xương như ghế tắm, vòi hoa sen, dụng cụ tắm hỗ trợ

- Không sử dụng thảm trượt dài trong nhà. 

Dụng cụ chỉnh hình

Các dụng cụ trợ giúp cho phục hồi hay sinh hoạt của người bị loãng xương chẳng hạn như áo/đai nẹp cột sống dạng mềm hoặc dạng cứng. Thời gian đeo áo/nẹp và loại áo/nẹp là mềm hay cứng thì bạn cần phải hỏi tư vấn của bác sĩ vì chẳng hạn như với áo nẹp mềm thì thời gian đeo chỉ từ 8 - 10 tiếng mỗi ngày còn với áo nẹp cứng thì có thể lên tới 16 - 23 tiếng/ngày.

Nhìn chung việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân loãng xương cần tập trung vào việc ngăn ngừa biến chứng hoặc giảm tác động của biến chứng do loãng xương gây ra.

Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

Xem thêm:

=>> Bổ sung canxi không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ nào?

=>. Hướng dẫn bổ sung canxi để phòng tránh loãng xương


logo vietlife healthcare-done

Tác giả: Phạm Thanh