- Theo dõi chiều cao:
Đo chiều cao là một trong những cách có thể giúp bạn phát hiện sớm bệnh loãng xương. Với những trường hợp bất thường như không phát triển đủ tiêu chuẩn chiều cao trong tuổi dậy thì có thể là do thiếu canxi, không điều chỉnh kịp thời sẽ khiến mật độ xương giảm, gây loãng xương. Hoặc người già bị giảm trên 4cm chiều cao so với lúc còn trẻ là triệu chứng của bệnh loãng xương, làm lún cột sống. Chính vì vậy, bạn cần đo lại chiều cao cơ thể thường xuyên, khi thấy bất thường, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa xin ý kiến.
- Theo dõi hormone:
Đây là vấn đề cần lưu tâm ở nam giới và nữ giới tuổi mãn kinh. Khi mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ giảm sản xuất hormone Estrogen, tăng sinh các tế bào hủy xương Oeteoclast làm giảm mật độ xương.
Ở nam giới, việc thiếu hụt các hormone sinh dục cũng khiến cho xương giòn yếu và dễ gãy hơn. Một đơn thuốc hợp lý dành cho tuổi mãn kinh có thể làm giảm nguy cơ loãng xương ở tuổi này đi một nửa.
- Theo dõi các cơn đau bất thường:
Nếu xuất hiện các cơn đau ở khớp, cột sống, vùng liên sườn,... thì bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa xương khớp để khám càng sớm càng tốt. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp cho quá trình điều trị dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Kiểm soát cân nặng:
Việc thiếu cân sẽ làm tăng hiện tượng mất xương. Còn thừa cân lại khiến cho xương khớp phải chịu một áp lực lớn, phải hoạt động quá sức để chống đỡ cơ thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng xương. Vì vậy, hãy kiểm soát cân nặng đúng chuẩn để phòng tránh bệnh loãng xương.
- Ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, trứng, hải sản, súp lơ, sữa, đậu nành,....
- Hạn chế ăn các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có nhiều muối. Không nên sử dụng nước ngọt, nước có ga, bia rượu, cà phê,... Đây đều là những thực phẩm gây hại cho sức khỏe, khiến cơ thể khó hấp thụ canxi, tăng đào thải canxi ra ngoài cơ thể.
- Các nghiên cứu cho thấy, việc hút thuốc là thường xuyên làm tăng 2 lần nguy cơ gãy xương hông và xương cột sống, làm tăng 10 lần nguy cơ loãng xương.
Ở những bệnh nhân bị gãy xương, việc hút thuốc lá cũng khiến các vết gãy khó phục hồi hơn. Do vậy, bạn cần bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt nếu muốn phòng tránh bệnh loãng xương.
- Nên tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức mạnh xương khớp, kích thích hình thành xương mới, tăng mật độ xương, phòng tránh bệnh loãng xương.
- Các bài tập thể thao giúp phòng tránh bệnh loãng xương là đi bộ, chạy bộ, đẩy tạ, nâng xà, bơi lội.
- Khuyến khích tập luyện và vận động ngoài trời để cơ thể tổng hợp vitamin D, giúp hấp thụ canxi hiệu quả hơn.
- Các bài tập ần phù hợp với tình trạng xương, độ tuổi và sức khỏe của mỗi người.
- Hạn chế vận động quá sức, bê và mang vác vật quá nặng, có thể làm tổn thương xương.
Việc đi khám định kỳ sẽ giúp cho bác sĩ nhận ra sự bất thường ở xương, giúp phát hiện sớm các nguy cơ bệnh tật, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phòng tránh bệnh loãng xương hiệu quả. Thường các bác sĩ sẽ chụp X-quang và xét nghiệm mật độ xương. Nếu mật độ xương không đủ chuẩn, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của bạn.
Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất. Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn. Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/