- Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh loãng xương, có anh chị em, bố mẹ, người thân từng bị gãy xương thì cũng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn.
- Những người từ nhỏ đã thấp bé, nhẹ cân thường là do cơ thể kém hấp thu dinh dưỡng, dẫn đến xương cũng có thể thiếu vi chất, dễ dẫn đến các bệnh về xương. Đối tượng này cần được dự phòng loãng xương từ nhỏ để kịp thời bổ sung vi chất, giúp xương phát triển đúng chuẩn, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về xương.
- Người có khung xương nhỏ sẽ có tỉ lệ mắc bệnh loãng xương cao hơn người có khung xương to. do khung xương to thường vững chắc hơn, chịu lực tốt hơn, xương khớp ít bị tổn thương và thoái hóa hơn.
- Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ loãng xương ở phụ nữ thường cao hơn ở nam giới. Đặc biệt những phụ nữ sinh 3 con trở lên cần được dự phòng loãng xương sớm, bởi sau mỗi lần mang thai và sinh con, xương bị ảnh hưởng rất nhiều.
Nếu không được bổ sung đủ, canxi trong xương của người mẹ sẽ được dẫn đến thai nhi hoặc sữa để nuôi em bé, khiến cho xương của người mẹ bị tổn thương nặng nề.
- Ở tuổi mãn kinh, nội tiết tố bị suy giảm trầm trọng, khiến cho quá trình chuyển hóa xương bị đình trệ, dễ dẫn đến loãng xương. Người càng lớn tuổi thì nguy cơ loãng xương càng cao.
Do vậy cần dự phòng loãng xương chặt chẽ cho những đối tượng này, tránh các hậu quả xấu của loãng xương xảy ra như gãy xương, gù, liệt,... làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Ăn uống thất thường, chế độ ăn thiếu canxi và các vi chất là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh loãng xương.
- Thường xuyên uống rượu bia, cà phê, thường xuyên hút thuốc lá không những làm ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến cơ thể khó hấp thu canxi, tăng đào thải canxi ra ngoài, làm ảnh hưởng trầm trọng đến xương. Để dự phòng loãng xương, mọi người cũng cần tránh xa các loại nước ngọt, nước có ga, thực phẩm chế biến sẵn,....
- Không kiểm soát cân nặng, béo phì cũng làm tăng nguy cơ loãng xương, do bộ xương phải chịu đựng sức nặng quá tải của cơ thể khiến cho xương nhanh chóng bị yếu đi, bị tổn thương và thoái hóa. Cách dự phòng loãng xương tốt nhất cho đối tượng này là lập chế độ ăn uống và tập luyện khoa học, đưa cân nặng về đúng chuẩn.
- Những người ít vận động, những người phải làm công việc thường xuyên ngồi một chỗ cũng nên chú ý áp dụng các phương pháp dự phòng loãng xương. Do việc ít vận động sẽ làm cho các tế bào hủy xương phát triển, làm giảm mật độ xương, khiến xương giòn, xốp và yếu hơn.
- Những người thường xuyên ở trong nhà, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thường sẽ bị thiếu vitamin D, khiến cho cơ thể hấp thu canxi rất khó khăn.
- Những bệnh nhân phải sử dụng nhóm thuốc Corticoid trong thời gian dài sẽ làm ức chế quá trình tạo xương, tăng đào thải canxi ở thận khiến cho chất lượng xương bị giảm xuống trầm trọng.
- Bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa cũng khiến cơ thể giảm hấp thu canxi, từ đó ảnh hưởng đến xương.
- Những người mắc các bệnh nội tiết như đái tháo đường, cường tuyến giáp, cường tuyến vỏ thượng thận,.... hoặc phụ nữ phải cắt buồng trứng đều khiến cho lượng hormone trong cơ thể người bệnh bị suy giảm, làm tăng nhanh tốc độ quá trình chuyển canxi từ xương vào máu. Việc này khiến cho xương thiếu canxi, lâu dần gây ra loãng xương.
- Bệnh nhân suy thận cũng cần được dự phòng loãng xương cẩn trọng, bởi quá trình chạy thận sẽ khiến cho canxi bị đào thải qua đường tiết niệu, gây mất nhiều canxi trong xương.