Đối với những cơn đau cấp tính như đau mỏi vai gáy, bong gân, chấn thương thể thao...bạn nên chườm lạnh. Các trường hợp bị đau mãn tính thì chườm nóng.
Chườm nóng hay chườm lạnh đều giúp giảm đau, giảm sưng nhanh, đối với những cơn đau cấp tính thì việc chườm lạnh sẽ giúp bạn hạn chế việc sử dụng thuốc. Sử dụng thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận thay vì tác động trực tiếp vào chỗ đau như chườm lạnh. Do vậy nếu bạn bị đau mỏi vai gáy cấp tính, bong gân, bị chấn thương, bị giãn cơ...thì nên chườm lạnh càng sớm càng tốt. Việc chườm lạnh nên được tiến hành trong vòng 48 giờ kể từ khi bị chấn thương hoặc đau do viêm cấp.
Sử dụng chườm nóng cho các cơn đau mãn tính hoặc chấn thương sau 48 giờ, ví dụ đau khuỷu tay do viêm gân, hội chứng tennis elbow (hội chứng đau khuỷu tay), đau gót chân do viêm gân, viêm cân gan chân, đau vai gáy mạn tính, viêm bao gân gập - duỗi ngón...
Khi cơ bắp làm việc quá sức, tốt nhất là nên dùng nhiệt để kích thích lưu thông máu, làm giãn cơ, giảm co thắt và dịu cơ bắp.
Nguyên nhân tạo ra cơn đau ở các vùng cơ, khớp là do nếu cơ bắp làm việc quá sức bị đau vì một hóa chất gọi là acid lactic. Acid lactic tích tụ khi các cơ bắp được đặt dưới sự căng thẳng và thiếu oxy. Khi giảm lưu lượng máu đến khu vực bị quá tải, các acid lactic bị mắc kẹt. Lúc này việc chườm bằng hơi nóng có thể giúp phục hồi lưu lượng máu, loại bỏ các acid lactic từ các cơ bắp.
Giảm các cơn đau bằng việc chườm nóng hay dùng nhiệt là một cách tốt nhất để loại bỏ các cơn đau mạn tính hoặc tái phát.
Nếu bị một chấn thương mãn tính như giãn cơ đùi, cơ lưng, hội chứng tennis elbow... nên chườm nóng trước khi tập thể dục giúp các mô lỏng lẻo và làm thư giãn vùng bị chấn thương. Nếu áp dụng nhiệt sau khi tập sẽ làm trầm trọng hơn cảm giác đau.
Nhiệt cục bộ được áp dụng cho một khu vực cụ thể với một:
- Chai nước nóng.
- Túi chườm nóng.
- Nhiệt ẩm (nóng, khăn ướt).
- Vòi xịt nước nóng.
Nhiệt hệ thống làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn với một:
- Tắm nước nóng.
- Phòng tắm hơi.
Một số lưu ý khi trị bệnh bằng nhiệt
- Cần bảo vệ các vùng da hoặc cơ thể khi tiếp xúc với nhiệt, tránh bị bỏng. Khi chườm nóng, nên quấn một lớp vải bên ngoài thiết bị chườm hoặc lót một lớp vải trên da.
- Không chườm nóng quá 20 phút
- Không chườm trong khi ngủ
- Tránh tiếp xúc với nhiệt trị liệu toàn thân
Để chườm lạnh, bạn có thể dùng nước đá để giúp vết thương nhanh lành. Khi các mô bị tổn thương, tại vị trí đó sẽ trở nên sưng tấy. Đá sẽ làm tê chấn thương, co mạch máu, giảm lưu lượng máu. Điều này có thể làm giảm sự tích tụ chất dịch viêm trong khu vực bị ảnh hưởng. Chườm lạnh dành cho những trường hợp bị đau sưng đột ngột.
Chườm lạnh được cho là hỗ trợ trong việc kiểm soát tình trạng viêm và sưng. Nó làm giảm đau nhưng không điều trị các nguyên nhân cơ bản. Phương pháp này giúp giảm tình trạng viêm và đau xảy ra sau khi tập thể dục. Nên chườm lạnh sau khi tập thể dục, không chườm trước khi vận động thể thao và chườm trong 20 phút.
Có thể chườm lạnh bằng:
- Một túi nước đá.
- Một khăn ẩm đã được đặt trong tủ lạnh khoảng 15 phút.
- Một gói gel lạnh.
- Một túi rau quả đông lạnh.
Một số lưu ý khi chườm lạnh
- Không chườm chỗ sưng đau liên tục
- Không chườm trực tiếp lên da mà phải quấn qua khăn, túi vải...
- Nên nghỉ giữa các thời điểm chườm lạnh
- Không nên chườm ở những khu vực có máu lưu thông kém
Sử dụng quá lạnh có thể gây tổn thương mô. Lưu ý đau lưng cấp do giãn cơ (cụp lưng) nên chườm lạnh trong 48-72 giờ đầu, sau đó có thể luân phiên chườm lạnh hoặc nóng.