Đau cột sống do xẹp đốt sống loãng xương - triệu chứng không được chủ quan

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống, BV Bạch Mai
Đau cột sống do xẹp đốt sống loãng xương - triệu chứng không được chủ quan
Đau cột sống do xẹp đốt sống loãng xương

Loãng xương là gì?

Loãng xương là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng canxi gắn với các khung xương gây tổn hại đến vi cấu trúc của mô xương dẫn đến giòn xương và tăng nguy cơ gãy xương.

Loãng xương là hiện tượng giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích dẫn đến tăng phần xốp của xương.

Phân loại loãng xương

Loãng xương được chia làm 2 loại:

- Loãng xương nguyên phát: do tuổi tác và/hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. (tốc độ hủy xương nhanh hơn tạo xương).

- Loãng xương thứ phát: do các nguyên nhân như các yếu tố cơ học, di truyền, thiếu canxi, Vitamin D, sử dụng corticoid, heprin kéo dài...

Đau cột sống do xẹp đốt sống loãng xương - triệu chứng không được chủ quan - Ảnh 1.

Những phụ nữ >65 tuổi, có 2 yếu tố quyết định sự mất chất xương (loãng xương): Mất chất xương liên quan đến tuổi (diễn biến chậm, liên tục suốt đời) và Mất chất xương liên quan đến mãn kinh (diễn biến nhanh sau mãn kinh một thời gian ngắn).

Xẹp đốt sống do loãng xương là trạng thái gãy xương siêu nhỏ trong đốt sống (vi chấn thương), do lún ép các thân đốt sống gây nên bởi tình trạng mất chất xương từ từ, kín đáo. Khi loãng xương, hiện tượng xẹp đốt sống có thể gây ra bởi những tác động, vận động đôi khi rất nhỏ người bệnh không để ý và chủ quan như:

+ Ngã dồn theo phương thẳng đứng: ngã từ trên cao, vác gánh nặng, ngã ngồi đập mông (đôi khi đặt mông nhẹ xuống nền), trượt chân ngã…

+ Động tác xoắn vặn, nghiêng, cúi, ngửa quá mức, hoặc thậm chí những cử động xoắn vặn rất nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày.

+ Chấn thương trực tiếp vào cột sống: va đập trực tiếp vào cột sống

Khoảng 2/3 bệnh nhân loãng xương bị tổn thương cột sống không có triệu chứng hoặc không được chẩn đoán cho tới khi có dấu hiệu phát hiện trên X-quang hoặc bệnh khân đến khám vì các nguyên nhân khác.

• Triệu chứng xẹp đốt sống do loãng xương

- Thường gặp nhất là đau cột sống tại vùng tổn thương

- Đau dai dẳng, tăng dần.

- Hạn chế vận động do đau. Đau làm người bệnh nhân không thể ngồi, đứng dậy và đi lại được. Nhiều người bệnh không dám cử động do đau.

- Uống thuốc giảm đau có đỡ

- Trường hợp xẹp nhiều đốt sống hay mức độ xẹp nhiều: có thể giảm chiều cao.

- Biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống, trượt đốt sống… (thường kéo dài).

- Trường hợp nặng có thể chèn ép vào tủy sống hay rễ thần kinh dẫn đến đau, yếu liệt vận động chân…

• Chẩn đoán xẹp đốt sống loãng xương

- Chẩn đoán xẹp đốt sống: dựa vào chụp X quang, chụp cộng hưởng từ

+ Chụp cộng hưởng từ (MRI) từ đánh giá tình trạng phù nề thân đốt sống.

Chụp MRI có hiện tượng phù nề đốt sống: xẹp gãy mới cần can thiệp. Chụp MRI không có phù nề thân đốt: gãy xương đã lành và triệu chứng đau trên lâm sàng là do nguyên nhân khác mà không phải tại đốt sống tổn thương.

- Chẩn đoán xác định loãng xương dựa vào đo mật độ xương, khi mật độ chất khoáng của xương (BMD-Bonne Mineral Density) theo chỉ số T (T-score) ≤ -2,5.

Bảng 2.1. Phân loại mật độ loãng xương theo WHO (1990)

Phân loại

T-score

Bình thường

≥ -1

Thiếu xương

Từ -1 đến -2,5

Loãng xương

≤ -2,5

Loãng xương nặng

≤ -2,5 và có gãy xương do loãng xương.

• Điều trị

Các phương pháp điều trị bao gồm: Nội khoa, can thiệp thủ thuật và phẫu thuật

Nội khoa: Điều trị bao gồm kết hợp các biện pháp không dùng thuốc (chủ yếu là các biện pháp dự phòng):

- Vận động sớm, tránh ngồi, nằm lâu tại giường làm tăng nguy cơ mất chất xương, biến chứng viêm phổi, nhiễm trùng…

- Đeo đai cố định cột sống khi có chấn thương.

- Chế độ ăn giàu canxi từ khi còn niên thiếu, khi còn trẻ và không bao giờ là muộn. Nếu cần thiết thì bổ sung canxi, vitamin D dưới dạng thuốc.

- Tránh sử dụng thuốc lá và rượu.

- Tránh ngã và tránh các chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày.

Dùng thuốc: Các thuốc giảm đau, thuốc dự phòng và điều trị loãng xương (kết hợp caici và vitamin D3, Nhóm biphosphonat, Calcitonine, Hormon cận giáp trạng, …)

Các thủ thuật can thiệp ít xâm lấn

Bơm cement sinh học có bóng và không bóng vào đốt sống xẹp (tác dụng hàn gắn ổ gãy trong đốt sống, làm vững đốt sống)

Đau cột sống do xẹp đốt sống loãng xương - triệu chứng không được chủ quan - Ảnh 3.

Tạo hình thân đốt sống bằng bơm cement

Phẫu thuật cố định cột sống bằng nẹp vít

P/S: Những người > 50 tuổi, đặc biệt phụ nữ sau mãn kinh khi có triệu chứng đau cột sống (đặc biệt sau chấn thương, động tác vận động đột ngột) cần lưu ý thăm khám tránh bỏ sót xẹp đốt sống do loãng xương.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIETLIFE

Là hệ thống phòng khám chuyên về điều trị các bệnh cơ xương khớp với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm tại các bệnh viện hàng đầu. Cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến đầy đủ các dịch vụ chẩn đoán và điều trị toàn diện bệnh lý cơ xương khớp và cột sống bao gồm: thăm khám và điều trị cùng các chuyên gia, chụp cộng hưởng từ, X quang, siêu âm, xét nghiệm, đo mật độ xương, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu…

Địa chỉ: Số 14 Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Số 583 Sư Vạn Hạnh, P13, Q10, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 024 7307 8999/0906 99 33 30

Website: http://vietlifeclinic.com

Đau cột sống do xẹp đốt sống loãng xương - triệu chứng không được chủ quan - Ảnh 5.

Đau cột sống do xẹp đốt sống loãng xương - triệu chứng không được chủ quan - Ảnh 6.




Tác giả: Vietlife