4 lưu ý quan trọng khi bổ sung canxi cho bệnh nhân bị loãng xương

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
4 lưu ý quan trọng khi bổ sung canxi cho bệnh nhân bị loãng xương
Bổ sung canxi cho bệnh nhân loãng xương là một trong những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Tuy nhiên trước khi tiến hành bổ sung canxi, người bệnh cần được sự đồng ý của các bác sĩ điều trị.

Bệnh loãng xương là bệnh lý thường gặp ở những nhóm đối tượng tuổi trung niên, đặc biệt là phụ sau thời kỳ mãn kinh. Bệnh loãng xương có diễn biến âm thầm, hầu như không có bất kỳ biểu hiện nào ra bên ngoài cơ thể, đến khi người bệnh cảm nhận được những cơn đau bất thường hoặc bị gãy xương mới phát hiện là đang bị mắc loãng xương.

Để phát hiện hoặc theo dõi tiến triển của bệnh loãng xương, bạn nên chú ý đến một số biểu hiện:

- Đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt là xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ) các cơ...

- Đau thực sự cột sống, đau lan theo khoanh liên sườn, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế. Có thể đau mãn tính hoặc cấp tính sau chấn thương (gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi...).

- Gù lưng, giảm chiều cao.

Khi có biểu hiện, thường là lúc bệnh nhân đã có biến chứng, cơ thể có thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương.

Hiện nay, có một số kỹ thuật xác định bệnh loãng xương như chụp X-quang, đo mật độ xương, xét nghiệm máu...

1. Đối phó với các biến chứng của bệnh loãng xương

Loãng xương nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây hậu quả xấu cho sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không có cách đối phó với bệnh loãng xương, bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng gãy xương, mất xương, tàn phế hoặc liệt vĩnh viễn.

Để ngăn ngừa các biến chứng gãy xương và mất xương khi bị loãng xương, bệnh nhân có thể bổ sung canxi qua các loại thực phẩm như: cá tép nhỏ nấu mềm ăn cả xương và vỏ, cua đồng giã hay xay ra nấu canh riêu cua, tôm, nghêu, rạm sữa, sò, hàu, mè, rau màu xanh đậm, đậu nành, đậu hũ, sữa, phô mai, sữa chua...

Nếu được phép bổ sung canxi, người bệnh nên chú ý một số thời điểm thích hợp để bổ sung canxi:

- Uống canxi cần uống thêm Vitamin D với liều lượng thích hợp

- Không ăn thực phẩm chứa axit oxalic khi uống canxi: rau bina, rau dền, rau muống, măng, hành tây, đậu nành...

-  Không uống canxi cùng với bữa ăn: cơ thể chỉ hấp thụ được khoảng 20% lượng thuốc bạn vừa uống nếu như uống canxi cùng với bữa ăn, do vậy bệnh nhân chỉ nên uống canxi khoảng 1 tiếng trở lên.

2. Có bị sỏi thận khi bổ sung canxi không?

Nhiều người lo ngại về nguy cơ sỏi thận khi bổ sung canxi vì canxi có thể lắng đọng trong cơ thể, gây sỏi thận. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Mỹ chỉ ra những người thực hiện chế độ ăn giàu canxi giảm tới 35% sỏi thận so với những ai ít ăn canxi. 

Đó là do nguyên nhân gây sỏi thận không phải hấp thụ quá nhiều canxi mà rối loạn chức năng chuyển hóa canxi trong cơ thể. Canxi trong xương giảm nhưng lượng canxi trong máu và mô mềm tăng lên dẫn đến dư thừa cũng có thể gây ra các bệnh như sỏi thận, xơ cứng động mạch.

Tuy nhiên bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và thời điểm bổ sung canxi trước khi tiến hành

3. Thời điểm nào nên bổ sung canxi là tốt nhất?

Không phải lúc nào bổ sung canxi cũng tốt. Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên bổ sung canxi từ 2-3 tiếng trước khi ngủ hoặc 1-2 tiếng sau bữa ăn.

Vào ban đêm, mức canxi trong máu hạ xuống khá thấp, ban ngày lại tăng lên cao hơn. Nếu chúng ta ăn uống hợp lý và điều độ, đủ chất, thì về cơ bản có thể đáp ứng được nhu cầu canxi mà cơ thể cần. Tuy nhiên vào ban đêm, canxi trong nước tiểu vẫn sẽ được thải ra, trong khi đó chúng ta không tiếp tục bổ sung canxi vào theo đường thực phẩm, vì vậy, lượng canxi trong máu sẽ giải phóng ra để bù vào sự mất canxi trong nước tiểu.

Đây được coi là thời điểm dễ hấp thụ canxi, nếu bổ sung đúng lúc thì hiệu quả cao, giúp dự phòng được các tác hại của bệnh loãng xương.

Nói một cách dễ hiểu, thời điểm này sẽ rất dễ hấp thụ canxi, nếu bổ sung canxi đúng lúc thì hiệu quả sẽ rất cao, cơ thể hấp thụ nhanh và tối đa.

Tuy nhiên việc bổ sung canxi như thế nào, khi nào tốt cần được sự đồng ý của các bác sĩ trực tiếp tham gia vào quá trình điều trị bệnh, không tự ý áp dụng các thông tin tham khảo bên ngoài.

4. Các cách bổ sung canxi

- Bổ sung canxi qua con đường ăn uống: Các loại rau chứa nhiều canxi như rau bina, cải xoăn, cần tây, diếp cá, bắp cải giúp tăng hiệu quả trong việc tích tụ canxi vào xương, các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, hàu...

- Bổ sung canxi bằng sữa: Hiện nay có rất nhiều loại sữa có công dụng bổ sung canxi, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn một cách tốt nhất

- Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể bổ sng canxi bằng đường uống dạng nước, dạng viên nén...


Tác giả: TMH