- Chế độ ăn uống: Bổ sung nguồn thức ăn giàu canxi theo nhu cầu cơ thể từ 1.000-1.500mg hằng ngày từ các nguồn như thức ăn, sữa và dược phẩm. Tránh các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, cà phê, rượu…; thừa cân hoặc thiếu cân.
- Chế độ sinh hoạt: Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao để tăng sự dẻo dai cho cơ bắp, tránh té ngã…
- Sử dụng các dụng cụ, nẹp chỉnh hình (cho cột sống, khớp háng) giảm sự tỳ đè lên cột sống, đầu xương, xương vùng hông.
Trong điều trị bệnh loãng xương, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các thuốc bổ sung nếu chế độ ăn không đủ canxi và vitamin cần thiết. Các thuốc này được dùng hằng ngày trong suốt quá trình điều trị.
- Canxi: cần bổ sung 500 – 1.500mg canxi hằng ngày.
- Vitamin D: 800 - 1.000 UI hàng ngày (hoặc chất chuyển hoá của vitamin D là Calcitriol 0,25 – 0,5 mcg, thường chỉ định cho các bệnh nhân lớn tuổi hoặc suy thận vì không chuyển hóa được vitamin D).
- Các thuốc chống hủy xương: có tác dụng làm giảm hoạt tính tế bào hủy xương.
+ Nhóm Bisphosphonat: Hiện là nhóm thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị các bệnh lý loãng xương ở người già, phụ nữ sau mãn kinh, nam giới, loãng xương do corticosteroid.
Bisphosphonat chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú, người dưới 18 tuổi (cần xem xét từng trường hợp cụ thể), người suy thận với mức lọc cầu thận (GFR) <35 ml/phút. Tác dụng phụ chủ yếu của bisphosphonate dạng uống là kích ứng đường tiêu hóa như viêm thực quản, loét dạ dày, nuốt khó...
Alendronat 70mg hoặc Alendronat 70mg + Cholecalciferol 2800UI uống lúc sáng sớm, khi bụng đói, uống 1 lần/tuần.
Zoledronic acid 5mg truyền tĩnh mạch một năm chỉ dùng một liều duy nhất. Thuốc có khả dụng sinh học vượt trội hơn đường uống, không gây kích ứng đường tiêu hóa và cải thiện được sự tuân thủ điều trị của người bệnh. Chú ý bổ sung đủ nước, canxi và vitamin D trước khi truyền. Có thể dùng acetaminophen (paracetamol) để làm giảm các phản ứng phụ sau truyền thuốc (như đau khớp, đau đầu, đau cơ, sốt).
- Calcitonin (chiết xuất từ cá hồi) 100UI tiêm dưới da hoặc 200UI xịt qua niêm mạc mũi hằng ngày: Chỉ định ngắn ngày (2 – 4 tuần) trong trường hợp mới gãy xương, đặc biệt khi có kèm triệu chứng đau. Không dùng Calcitonin dài ngày trong điều trị bệnh loãng xương, khi bệnh nhân giảm đau, điều trị tiếp bằng nhóm Bisphosphonat (uống hoặc truyền tĩnh mạch).
- Liệu pháp sử dụng hormon thay thế: Chỉ định đối với phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao hoặc có loãng xương sau mãn kinh: Raloxifen, chất điều hoà chọn lọc thụ thể Estrogen (SERMs) 60mg uống hằng ngày, trong thời gian ≤ 2 năm.
- Thuốc có tác dụng kép Strontium ranelat:
+ Thuốc vừa có tác dụng tăng tạo xương vừa có tác dụng ức chế hủy xương; được coi là thuốc có tác động kép phù hợp với hoạt động sinh lý của xương.
+ Liều dùng 2g uống ngày 1 lần vào buổi tối (sau bữa ăn 2 tiếng, trước khi đi ngủ tối).
+ Thuốc được chỉ định khi bệnh nhân có chống chỉ định hoặc không dung nạp nhóm bisphosphonates.
- Thuốc ức chế osteocalcin: Menatetrenon (vitamin K2).
- Thuốc làm tăng quá trình đồng hoá: Deca Durabolin và Durabolin.
- Đau cột sống, đau dọc các xương… (khi mới gãy xương, lún xẹp đốt sống): Chỉ định calcitonin và các thuốc giảm đau theo bậc thang của Tổ chức Y tế Thế giới. Có thể kết hợp thuốc kháng viêm giảm đau không steroids, thuốc giảm đau bậc 2 (phối hợp nhóm opiat nhẹ và vừa), thuốc giãn cơ...
- Chèn ép rễ thần kinh liên sườn (các biểu hiện như đau ngực, khó thở, chậm tiêu, đau lan theo rễ thần kinh, dị cảm, tê…): Nẹp thắt lưng, điều chỉnh tư thế ngồi hoặc đứng, sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giảm đau thần kinh, vitamin nhóm B… nếu cần thiết.
- Điều trị ngoại khoa các biến chứng gãy cổ xương đùi, gãy thân đốt sống:
+ Trường hợp gãy cổ xương đùi có thể bắt vít xốp, thay chỏm xương đùi hoặc thay toàn bộ khớp háng.
+ Trường hợp gãy đốt sống, biến dạng cột sống: Phục hồi chiều cao đốt sống bằng các phương pháp tạo hình đốt sống (bơm xi măng vào thân đốt sống, thay đốt sống nhân tạo…).
- Phụ nữ sau mãn kinh, nam giới trên 60 tuổi bị gãy đốt sống, gãy cổ xương đùi hoặc gãy xương cổ tay do chấn thương nhẹ: Có thể được điều trị bệnh loãng xương mà không cần đo khối lượng xương. Việc đo khối lượng xương sẽ được thực hiện sau đó khi thuận tiện để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.
Bệnh nhân loãng xương phải được điều trị lâu dài và theo dõi sát sao để bảo đảm sự tuân thủ điều trị. Nếu không tuân thủ điều trị sẽ không có hiệu quả điều trị. Có thể sử dụng một số markers chu chuyển xương để hỗ trợ chẩn đoán, tiên lượng gãy xương, tiên lượng tình trạng mất xương và theo dõi điều trị.
Đo khối lượng xương (phương pháp DXA) sau 2 năm một để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị. Thời gian điều trị phải kéo dài từ 3 – 5 năm (tùy theo mức độ loãng xương), sau đó đánh giá lại tình trạng bệnh và quyết định các biện pháp trị liệu tiếp theo.
5 quan niệm sai lầm trong điều trị bệnh loãng xương
Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.
Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.
Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/"