Những điều cần biết về chụp X-quang xương trong dự phòng loãng xương

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những điều cần biết về chụp X-quang xương trong dự phòng loãng xương
Chụp X-quang xương được thực hiện để xác định chấn thương xương hoặc gãy xương do loãng xương. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng X-quang xương để chẩn đoán tình trạng của xương và đánh giá nguy cơ gãy xương.

1. Chụp X-quang xương trong chẩn đoán loãng xương

X-quang xương mô tả lại hình ảnh của xương trong cơ thể, bao gồm bàn tay, cổ tay, cánh tay, khuỷu tay, vai, bàn chân, mắt cá chân, chân (cẳng chân), đầu gối, đùi, hông, xương chậu hoặc cột sống. Nó hỗ trợ chẩn đoán gãy xương, đôi khi là kết quả của bệnh loãng xương.

Hiện nay, phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán loãng xương đó là xét nghiệm đo mật độ xương DXA. Nhưng DXA có một số hạn chế như:

- Quét DXA rất nhạy cảm với những thay đổi do thoái hóa. Những người bị thoái hóa đáng kể có thể bị tăng chỉ số mật độ khoáng xương, nhưng điều này có thể không tương quan với nguy cơ loãng xương thực sự.

- DXA là một phép đo diện tích, dễ bị kích thước xương làm ảnh hưởng. Do đó kết quả DXA có thể ước tính quá mức nguy cơ loãng xương ở những người có khung cơ thể nhỏ.

- Chỉ số mật độ khoáng xương khi quét DXA dễ bị sai lệch khi bệnh nhân bị vôi hóa động mạch chủ, vôi hóa tụy, phẫu thuật cột sống,...

So với phương pháp DXA, chụp X-quang xương, đặc biệt là X-quang cắt lớp vi tính, cung cấp các phép đo xương phân tử nhạy cảm hơn với trị liệu. X-quang cũng cho phép đo mật độ khoáng xương ở những vùng DXA không đo được (như thắt lưng cột sống, xương đùi gần). Chụp X-quang cũng không bị phụ thuộc vào kích thước cơ thể.

Các khuyến nghị cho việc sử dụng X-quang cắt lớp vi tính để chẩn đoán loãng xương thay vì  sử dụng DXA là:

- Các bệnh nhân có kích thước cơ thể quá nhỏ hoặc quá lớn.

- Những người lớn tuổi có bệnh thoái hóa tiến triển ở cột sống thắt lưng hoặc có bất thường về hình thái

- Cần độ nhạy cao để theo dõi sự thay đổi của chuyển hóa xương, chẳng hạn như ở những bệnh nhân được điều trị bằng hormone tuyến cận giáp hoặc corticosteroid

- Những người đàn ông lớn tuổi mắc chứng tăng sản xương vô căn lan tỏa.

Các biểu hiện loãng xương xuất hiện trên phim chụp X-quang xương:

- Giai đoạn sớm: các đốt sống tăng thấu quang hoặc hình ảnh đốt sống hình răng lược. Chụp X-quang xương chỉ phát hiện được dấu hiệu này khi mà khối lượng xương bị mất đi nhiều hơn 30%. 

- Giai đoạn muộn: loãng xương khiến cột sống biến dạng, mặt đốt sống bị lõm có thể nhìn thấy rõ ràng trên phim chụp X-quang xương. Hình ảnh đốt sống hình chêm khá điển hình. 

-  Tỷ lệ độ dày giữa vỏ và tủy xương các xương bàn ngón tay lớn hơn 45%. 

-  Các xương dài bị giảm mật độ dày thân xương

2. Chụp X-quang xương trong điều trị loãng xương

Chụp X-quang không những lợi ích trong chẩn đoán mà còn có một số vai trò trong điều trị loãng xương. 

Chụp X-quang xương giúp xác định chính xác vị trí xương bị gãy hoặc tổn thương, nhờ đó các bác sĩ có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận điều trị loãng xương.

Gãy xương nén ở đốt sống, xẹp đốt sống là biến chứng thường xảy ra của loãng xương. Trong những trường hợp này, việc khôi phục đốt sống được thực hiện bởi bác sĩ X-quang. Việc điều trị này nhằm giảm đau do gãy và xẹp đốt sống gây ra.

Các bác sĩ sẽ sử dụng phim chụp X-quang xương như một hướng dẫn hình ảnh để tiêm hỗn hợp xi măng sinh học đặc biệt thông qua một cây kim rỗng vào phần xương bị gãy. 

Trong kỹ thuật bơm xi măng sinh học dùng bóng, một quả bóng được đưa qua kim vào xương bị gãy để tạo khoang. Sau khi bóng được lấy ra, một hỗn hợp xi măng sinh học được bơm vào khoang.


Tác giả: Mai Nhung