Phân biệt bệnh loãng xương và xương thủy tinh

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Phân biệt bệnh loãng xương và xương thủy tinh
Mặc dù bệnh loãng xương và xương thủy tinh có những triệu chứng giống nhau, nhưng chúng cần được phân biệt rõ ràng để việc phòng ngừa và điều trị được chuẩn xác, hiệu quả hơn.

1. Phân biệt bệnh loãng xương và xương thủy tinh

- Phân biệt khái niệm bệnh loãng xương và xương thủy tinh:

Bệnh loãng xương là tình trạng xương trở nên mỏng và xốp hơn, dễ bị gãy hơn do bị thiếu canxi và các khoáng chất. Loãng xương mãn tính có thể gây gãy xương dẫn đến đau và tàn tật đáng kể. Gãy xương thường là do tác động ngoại lực, ngã hoặc chấn thương rõ ràng.

Bệnh xương thủy tinh là một rối loạn di truyền, đặc điểm đặc trưng là xương rất dễ gãy. Bệnh nhân xương thủy tinh có thể bị gãy xương ngay cả khi không có chấn thương rõ ràng. 

- Phân biệt nguyên nhân gây bệnh loãng xương và xương thủy tinh:

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương thường là do chịu ảnh hưởng của lối sống sinh hoạt như ít vận động, chế độ ăn thiếu canxi và khoáng chất, hút thuốc, uống nhiều rượu bia và cà phê,...

Đôi khi nguyên nhân gây bệnh loãng xương là yếu tố chủ quan, khó kiểm soát như: có tiền sử gia đình mắc bệnh, bẩm sinh xương và khung cơ thể nhỏ, phụ nữ sinh nhiều con hoặc phụ nữ đã mãn kính, phải sử dụng một số thuốc chữa bệnh làm đào thải canxi,....

Trong khi đó, nguyên nhân gây bệnh xương thủy tinh là do các khiếm khuyết di truyền ảnh hưởng đến việc sản xuất collagen loại I của cơ thể. Collagen là protein chính trong mô liên kết của cơ thể. Collagen có thể được so sánh với phần khung của một tòa nhà. 

Bệnh nhân xương thủy tinh thường có các gen cản trở sản xuất collagen khiến cho cơ thể có quá ít collagen loại I hoặc collagen loại I kém chất lượng. Kết quả xương yếu, kém chắc chắn, rất dễ gãy.

- Phân biệt triệu chứng bệnh loãng xương và xương thủy tinh:

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng cho đến khi gãy xương xảy ra. Nếu không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, tình trạng loãng xương có thể trở lên nghiêm trọng hơn qua nhiều năm mà không có triệu chứng. 

Nó được gọi là bệnh một bệnh nhi khoa với hậu quả lão khoa. Khi loãng xương đã mãn tính, các triệu chứng thường gặp là đau nhức xương khớp, gãy xương, giảm chiều cao, gù lưng,...

Triệu chứng đặc trưng của bệnh xương thủy tinh chính là gãy xương. Bệnh nhân có thể gãy xương mà không có nguyên do, gãy xương với tần suất lớn. Ở các bệnh nhân khác nhau thì dấu hiệu và triệu chứng xương thủy tinh cũng khác nhau, từ nhẹ đến nặng. 

Ngoài gãy xương, những người bị xương thủy tinh đôi khi còn bị yếu cơ hoặc lỏng khớp. Họ thường bị các dị tật về xương bao gồm tầm vóc thấp bé, vẹo cột sống, gù lưng,... Các triệu chứng khác nhau thường được hệ thống và phân loại lại, sử dụng để giúp mô tả mức độ nghiêm trọng của một người bị mắc bệnh xương thủy tinh. 

- Ảnh hưởng của bệnh loãng xương và xương thủy tinh lên các đối tượng:

Bệnh xương thủy tinh xảy ra với tần suất bằng nhau ở nam và nữ và trong số tất cả các nhóm sắc tộc và chủng tộc. 

Trong khi đó, với bệnh loãng xương, nữ giới thường có nguy cơ cao hơn nam giới. Người châu Á dễ mắc loãng xương hơn các châu lục khác do bẩm sinh khung xương nhỏ và mỏng hơn. 

2. Mối liên hệ giữa  bệnh loãng xương và xương thủy tinh

- Thuật ngữ loãng xương mô tả sự mất xương đủ nhiều để tăng nguy cơ gãy xương. Thuật ngữ này là một thuật ngữ chung, không liên quan đến bất kỳ nguyên nhân cụ thể nào cho việc mất xương. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây loãng xương. Gần như tất cả những người bị OI đều bị loãng xương.

- Chiến lược phòng bệnh loãng xương cũng sẽ rất có ích cho bệnh nhân xương thủy tinh. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu canxi và vitamin D, tránh xa rượu bia, thuốc lá sẽ giúp xương khỏe mạnh hơn.

Các bài tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa mất xương và cung cấp các lợi ích sức khỏe khác. Tuy nhiên, tập thể dục có thể là thử thách đối với những người mắc bệnh xương thủy tinh vì xương và cơ của họ rất yếu. Bệnh nhân xương thủy tinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia vật lý trị liệu để phát triển một chương trình tập thể dục phù hợp.

- Đa số các bệnh nhân xương thủy tinh đều sử dụng các loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa mất xương, tăng khối lượng xương để điều trị bệnh. Những thuốc này cũng có tác dụng ngăn ngừa hoặc chữa bệnh loãng xương.


Bài gốc: https://www.bones.nih.gov/health-info/bone/osteoporosis/conditions-behaviors/osteoporosis-oi

Tác giả: Mai Nhung