Vì căn bệnh loãng xương không có dấu hiện sớm, sau khi bị giảm mật độ thì xương lại rất khó để hồi phục về trạng thái như ban đầu nên mọi người cần phải dự phòng loãng xương càng sớm càng tốt.
Loãng xương là căn bệnh mang lại nhiều nguy hiểm và phiền toái cho bệnh nhân. Dự phòng loãng xương sớm sẽ giúp mọi người sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Có 3 phương pháp dự phòng loãng xương là dinh dưỡng, vận động và liệu pháp hormone.
Chụp X-quang xương được thực hiện để xác định chấn thương xương hoặc gãy xương do loãng xương. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng X-quang xương để chẩn đoán tình trạng của xương và đánh giá nguy cơ gãy xương.
Các xét nghiệm mật độ xương (BMD) sử dụng một lượng nhỏ phóng xạ để xác định mật độ của cột sống, hông, cổ tay và các vị trí xương khác. Hiểu được các chỉ số xét nghiệm mật độ xương sẽ giúp cho bạn tự đánh giá được sức khỏe của xương, từ đó có những thay đổi về lối sống phù hợp.
Xét nghiệm mật độ xương là xét nghiệm duy nhất có thể chẩn đoán loãng xương trước khi gãy xương xảy ra. Xét nghiệm này giúp ước tính mật độ xương và nguy cơ gãy xương của bạn. Một số người cũng gọi nó là xét nghiệm đo khối lượng xương.
Canxi là một khoáng chất cần thiết cho cuộc sống. Cung cấp đủ canxi sẽ giúp phòng tránh loãng xương. Nhưng thừa canxi có thể gây ra các bệnh về tim mạch, thận và gan. Do vậy bổ sung canxi phải đúng cách và hợp lý.
Dự phòng loãng xương nên được thực hiện trên tất cả các đối tượng ở mọi độ tuổi. Loãng xương có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, có một số đối tượng, bệnh loãng xương có thể đến nhanh và sớm hơn, vì vậy họ cần phải dự phòng chặt chẽ hơn.
Tùy vào thể trạng của mỗi bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra một hay nhiều phương pháp xét nghiệm nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng của xương và nguy cơ loãng xương.