Để kiểm tra loãng xương, bạn cần phải thực hiện đo mật độ xương. Các bác sĩ sẽ tử dụng tia X để đo hàm lượng canxi và các khoáng chất trong xương.
Thường xét nghiệm đo mật độ xương sẽ được thử nghiệm ở xương cột sống, xương hông, xương cẳng tay hoặc xương đùi. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ so sánh với mật độ xương của người khỏe mạnh để đưa ra các đánh giá về tình trạng xương và nguy cơ loãng xương.
- Chụp X-quang xương
Phương pháp chụp X-quang thường áp dụng cho những trường hợp đã phát hiện vị trí bị gãy xương hoặc loãng xương khá nghiêm trọng, khi đã xuất hiện các vùng hủy xương của thân đốt sống, khe đĩa đệm bị hẹp,... Để kiểm tra loãng xương sớm, bạn cần thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn.
- Siêu âm định lượng QUS
Siêu âm định lượng QUS thường được thực hiện ở gót chân hoặc ngón tay. Đây là phương pháp mới, phát chùm sóng siêu âm qua xương gót chân hoặc xương ngón tay, có thể là xương bánh chè hoặc xương cẳng tay, để đánh giá chất lượng xương nhờ đo tốc độ truyền âm và khả năng hấp thụ siêu âm dải rộng.
- Xét nghiệm DXA
Xét nghiệm DXA là phương pháp đo hấp thụ năng lượng tia X kép ở các vị trí như cẳng tay, ngón tay và gót chân. Đây là phương pháp đo mật độ xương phổ biến, không gây đau đớn, nhanh chóng, chỉ mất vài phút.
- Xét nghiệm SPA
Xét nghiệm SPA là phương pháp đo hấp thụ photon đơn, được thực hiện ở vị trí xương cổ tay. Phương pháp này dựa vào sự thay đổi của chùm tia xạ khi đi qua xương để đo mật độ xương. SPA sử dụng liều xạ thấp, máy đo gọn nhẹ nên dễ áp dụng tại cộng đồng.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp SPA không đo được xương đùi, xương cột sống.
- Xét nghiệm DPA
Xét nghiệm DPA là phương pháp đo hấp thụ photon kép, được thực hiện ở vị trí xương cột sống, xương hông, hoặc có thể thực hiện trên toàn bộ cơ thể. Nguyên lý hoạt động của DPA cũng giống như SPA nhưng DPA tiên tiến hơn, có thể đo bất kỳ vị trí nào của xương.
Nhược điểm của phương pháp DPA là giá thành máy móc cao, hàng năm phải thay linh kiện đắt tiền.
- Xét nghiệm SXA
Xét nghiệm SXA là phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng đơn, được thực hiện ở vị trí gót chân hoặc xương cổ tay. Trước khi đo mật độ xương, gót chân hoặc cổ tay phải được đặt trong môi trường nước hoặc gel. Nguyên lý hoạt động của SXA tương tự như DPA, nhưng thay nguồn tia xạ bằng tia X nên giá thành rẻ hơn.
- Phương pháp chụp cắt lớp vi tính định lượng
Phương pháp chụp cắt lớp vi tính định lượng thường được thực hiện ở vị trí xương cổ tay. Đây là phương pháp cho phép đo tỉ trọng khoáng 3 chiều trong xương từ đó đánh giá chất lượng xương và nguy cơ loãng xương.
- Khi bạn xuất hiện các cơn đau lưng thường xuyên và không rõ nguyên nhân.
- Chiều cao cơ thể bị giảm trên 4cm, tư thế đứng ngày càng xấu, lưng bị gù.
- Mới hơn 50 tuổi bạn đã bị gãy xương.
- Những người có tiền sử gia đình bị loãng xương.
- Khi có sự thay đổi về hormone, người từng cấy ghép nội tạng, phụ nữ đang ở giai đoạn mãn kinh.
Kiểm tra loãng xương thường diễn ra nhanh chóng, dễ dàng, không gây đau đớn và không cần chăm sóc y tế đặc biệt sau đo.
Vì vậy bạn nên tiến hành kiểm tra loãng xương càng sớm càng tốt, để phát hiện nguy cơ loãng xương cũng như các bệnh về xương kịp thời, nhằm ngăn chặn bệnh tật hiệu quả. Bạn cũng cần phải đi đo và kiểm tra loãng xương định kỳ, bởi xương là một loại mô sống, thay đổi hàng ngày, nguy cơ loãng xương có thể đến bất cứ lúc nào.