- Khi xuất hiện các cơn đau lưng, bệnh nhân sẽ bị hạn chế vận động, người bệnh thường không thể tự chăm sóc bản thân mình. Do đó, việc có người thân ở bên cạnh hỗ trợ chăm sóc, tập luyện, làm việc nặng thay là vô cùng cần thiết.
- Đau lưng làm ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh khiến tâm lý của người bệnh suy giảm nghiêm trọng. Đôi khi họ cảm thấy bản thân vô dụng, là gánh nặng cho gia đình, nảy sinh tâm lý muốn buông xuôi, không nỗ lực điều trị. Lúc này, sự quan tâm chăm sóc của người thân sẽ giúp họ giải tỏa tâm lý, lạc quan, muốn sống khỏe mạnh cùng gia đình, tuân thủ điều trị nghiêm ngặt.
- Lưng là vùng rất khó tự chăm sóc. Bệnh nhân bị đau lưng rất cần người thân quan sát, theo dõi tình trạng lưng. Đôi khi là giúp người bệnh xoa bóp, chườm nhiệt để giảm đau, hỗ trợ điều trị.
- Hỗ trợ giảm đau.
- Khôi phục khả năng vận động của lưng.
- Giúp phục hồi nhanh chóng để bệnh nhân bị đau lưng có thể tiếp tục những sinh hoạt thường ngày càng sớm càng tốt.
- Ngăn ngừa sự phát triển, tái phát và biến chứng của đau lưng.
- Khôi phục sự độc lập về thể chất, giúp bệnh nhân bị đau lưng có thể tự chăm sóc bản thân.
- Hầu hết các cơn đau lưng không thể khắc phục trong thời gian ngắn, do vậy người nhà cần chuẩn bị tâm lý, kiên trì điều trị cùng bệnh nhân.
- Không nên chỉ chăm sóc về thể chất mà bỏ qua các vấn đề tâm lý. Bởi tâm lý đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi của bệnh nhân bị đau lưng.
- Ưu tiên các phương pháp chăm sóc lành tính như massage, xoa bóp, chườm nóng/lạnh. Hạn chế tối đa cho bệnh nhân uống/tiêm thuốc giảm đau. Hạn chế sử dụng đai hoặc nẹp hỗ trợ xương sống. Chúng rất hữu ích cho các hoạt động vất vả, như nâng vật nặng, nhưng nếu đeo chúng trong thời gian dài sẽ khiến cho các cơ bắp yếu đi, xương dễ bị tác động hơn.
- Không nên cho bệnh nhân nghỉ ngơi trên giường quá nhiều. Nằm trên giường chỉ làm cho cơ lưng của bạn yếu đi và làm tăng cơn đau.
- Theo dõi người bệnh sát sao, đặc biệt là những bệnh nhân bị đau lưng có liên quan tới những chứng bệnh khác. Nếu có gì bất thường nên đưa bệnh nhân đi thăm khám kịp thời.
- Người nhà nên nói chuyện với bác sĩ về tình trạng bệnh, hướng điều trị, và xin tư vấn về cách chăm sóc bệnh nhân bị đau lưng tại nhà.
- Người nhà bệnh nhân cũng cần phải thay đổi chính bản thân mình. Ăn uống khoa học, tập luyện đều đặn, không hút thuốc là và uống rượu bia,.... Có như vậy thì bệnh nhân mới có lòng tin và động lực để thay đổi và đối phó với bệnh tật.
Khi việc chăm sóc tại nhà không cho kết quả khả quan, thì người nhà cần đưa bệnh nhân tới bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời:
- Các cơn đau lưng kéo dài trên 3 tuần.
- Khi các cơn đau ảnh hưởng trầm trọng tới vận động và sinh hoạt của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể đau ngay khi thực hiện các động tác đơn giản như cúi hoặc xoay người.
- Đau lưng dữ dội sau khi ngã hoặc chấn thương, đau không thuyên giảm khi được sơ cứu, chườm nhiệt.
- Đau lưng dưới gây ra yếu cơ ở chân, hạn chế vận động ở lưng và chân.
- Đau dữ dội kèm theo tê hoặc ngứa ran lưng.
- Đau lưng dưới kèm theo triệu chứng khó tiểu.
Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.
Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.
Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/