- Cơ thể sẽ giải phóng hormone progesterone và relaxin khi mang thai để kéo giãn dây chằng và khớp xương chậu, chuẩn bị sẵn sàng cho việc em bé ra đời.
Sau khi sinh, các hormone này chưa biến mất ngay mà còn ở lại trong cơ thể thêm vài tháng, dẫn đếu đau lưng kéo dài từ khi mang thai đến sau khi sinh nở.
- Do ảnh hưởng từ trong giai đoạn thai kỳ như tăng cân, cột sống bị chèn ép, thay đổi tư thế,... gây tổn thương cột sống. Những tổn thương này không thể phục hồi nhanh chóng, nên bạn sẽ vẫn tiếp tục bị đau lưng một vài tháng sau khi sinh.
- Sau khi sinh, tử cung bị mở rộng khiến cho cơ bụng dưới và lưng dưới chịu nhiều áp lực, gây ra đau lưng sau sinh.
- Tư thế không đúng khi cho con bú có thể gây căng thẳng cho cơ lưng dưới gây đau lưng sau sinh.
- Khi sinh em bé, người mẹ thường chịu nhiều vất vả hơn, bế em bé thường xuyên, đêm ngủ không ngon giấc,.. tất cả để ảnh hưởng tồi tệ đến lưng.
- Người mẹ cần rất nhiều dinh dưỡng để tạo sữa cho con bú. Nếu chế độ ăn uống thiếu chất có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, dẫn đến mệt mỏi và đau lưng ở mẹ.
Hầu hết các chức năng cơ thể của bạn trở lại bình thường sau khi sinh. Nhưng không giống như các vấn đề khác, đau lưng thường không rời khỏi bạn ngay lập tức mà vẫn ở lại với bạn ngay cả sau khi sinh.
Phải mất gần sáu tháng để cơ thể bạn ổn định và các hormone như relaxin lắng xuống, cơn đau lưng sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nếu người mẹ phải trải qua các hoạt động thể chất vất vả ngay sau khi sinh, thì cơn đau lưng sau sinh có thể kéo dài đến 10 đến 12 tháng.
- Cố gắng không tham gia quá nhiều hoạt động thể chất ngay sau khi sinh. Và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt đặc biệt là nếu bạn sinh mổ. Cơ và khớp của bạn cần nghỉ ngơi sau những tháng dài căng thẳng.
- Tập thể dục sẽ giúp cho xương khớp, cơ bắp và các dây chằng hồi phục nhanh hơn, tránh được đau lưng sau sinh. Nhưng nên tránh nâng tạ nặng vì nó có thể gây căng thẳng cho cơ và khớp của bạn.
- Khi bế em bé cần ngồi lại gần, quỳ xuống và bế em bé lên, tránh việc duỗi tay ra và nâng em bé từ xa.
- Duy trì tư thế thẳng lưng khi cho em bé bú. Bạn thậm chí có thể nằm nghiêng một cách thoải mái khi cho con bú.
- Sử dụng địu hoặc nhờ người thân hỗ trợ bế em bé để lưng và hông được nghỉ ngơi, tránh bị đau lưng sau sinh.
- Không đi giày cao gót trong một vài tháng kể từ khi sinh con.
- Ngủ ở tư thế thoải mái với gối mềm và mỏng.
Đừng quá căng thẳng về chứng đau lưng sau sinh của bạn; Có rất nhiều biện pháp khắc phục tại nhà cho chứng đau lưng sau sinh, rất đơn giản nhưng hiệu quả. Vì vậy, hãy cảm thấy thư giãn và nhẹ nhõm bằng cách làm theo những biện pháp điều trị đau lưng sau sinh nhanh chóng và dễ dàng sau đây:
- Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng và thực hiện chế độ ăn tối ưu theo nhu cầu của cơ thể bạn. Nó sẽ giúp bạn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho xương, cho cơ thể, và cả sữa cho em bé. Ăn uống khoa học cũng có thể giúp bạn giảm cân, từ đó giảm bớt áp lực cho cơ lưng.
- Có rất nhiều bài tập giảm đau lưng sau sinh mà bạn có thể thực hiện. Bắt đầu với tư thế yoga thư giãn và các bài tập kéo giãn sau khi sinh con; nó sẽ cải thiện tính linh hoạt và sức chịu đựng của bạn. Nếu không thì đi bộ là một trong những bài tập đơn giản nhất nhưng tốt nhất mà bạn có thể bắt đầu.
- Đăng ký lịch massage đều đặn từ 1 nhân viên có kinh nghiệm massage trị liệu.
- Bạn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau cấp tốc.
- Nếu cơn đau nghiêm trọng thì có thể sử dụng thuốc giảm đau bôi ngoài da. Tránh sử dụng thuốc tiêm hoặc uống vì có thể ảnh hưởng đến việc cho em bé bú.
Đừng lo lắng nếu lưng bạn bị đau lưng nhiều trong đêm. Vào ban đêm, các khớp của bạn bị sưng lên dẫn đến đau nhiều hơn. Cơn đau lưng sau sinh sẽ diễn ra một vài tháng sau khi sinh mà hiếm khi gây nguy hiểm gì. Nhưng bạn cần đến bệnh viện khám ngay lập tức trong các trường hợp sau:
- Đau lưng kèm theo sốt.
- Nếu lưng của bạn đau quá nặng và ngày càng tệ hơn.
- Một hoặc cả hai chân bị tê.
- Đau lưng trầm trọng do chấn thương như té ngã, tai nạn,...
- Sau 6 tháng, cơn đau lưng tiếp tục với cường độ tương tự như khi mới sinh, không thuyên giảm.
Bài gốc: https://parenting.firstcry.com/articles/back-pain-after-delivery-causes-and-treatment/
6 bài tập giúp mẹ bầu giảm đau lưng trong thai kỳPhòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.
Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.
Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/