Đau lưng khi mang thai: Nguyên nhân, cách phòng tránh và các phương pháp điều trị

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Đau lưng khi mang thai: Nguyên nhân, cách phòng tránh và các phương pháp điều trị
Cùng với buồn nôn, mệt mỏi và sưng chân, hầu hết phụ nữ đều bị đau lưng tại một số thời điểm trong thai kỳ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng tránh và các phương pháp điều trị đau lưng khi mang thai.

1. Nguyên nhân

- Khi mang thai khỏe mạnh, phụ nữ thường tăng từ 10 - 15kg. Cột sống phải gánh thêm trọng lượng đó. Điều này có thể gây đau lưng dưới. Trọng lượng của em bé và tử cung đang phát triển cũng gây áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh ở xương chậu và lưng.

- Mang thai làm thay đổi trọng tâm của bạn, khiến cho người bạn thường chúi về phía trước. Do đó, bạn có thể dần dần - ngay cả khi không nhận thấy - bắt đầu thay đổi tư thế và cách bạn di chuyển. Đây là nguyên nhân gây cong cột sống và đau lưng khi mang thai.

- Khi mang thai, cơ thể bạn tạo ra một loại hormone gọi là relaxin cho phép dây chằng ở vùng xương chậu được kéo giãn và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Hormone này có thể tác động đến dây chằng hỗ trợ cột sống, khiến cột sống lưng bị nới lỏng, dẫn đến mất ổn định và đau.

- Khi tử cung mở rộng, hai vùng cơ song song (cơ bụng trực tràng), chạy từ lồng xương sườn đến xương mu, có thể tách ra dọc theo đường nối trung tâm. Sự tách biệt này khiến cho tình trạng đau lưng khi mang thai trở nên tồi tệ hơn.

- Do hormone thay đổi, nên bà bầu cũng thường thay đổi tâm lý, căng thảng cảm xúc làm căng cơ ở lưng gây ra các triệu chứng như đau hoặc co thắt lưng. Bạn có thể tự cảm nhận được sự gia tăng đau lưng trong thời kỳ căng thẳng của thai kỳ.

- Đau lưng nghiêm trọng có thể liên quan đến chứng loãng xương liên quan đến thai kỳ, viêm xương khớp đốt sống hoặc viêm khớp nhiễm trùng. Đây không phải là phổ biến, nhưng bạn cần đi khám sớm nếu lưng đau trầm trọng.

2. Cách phòng tránh đau lưng khi mang thai

- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường cơ bắp và tăng cường sự linh hoạt. Điều đó có thể làm giảm căng thẳng trên cột sống của bạn từ đó giúp phòng tránh đau lưng khi mang thai hiệu quả.

Các bài tập an toàn cho hầu hết phụ nữ mang thai bao gồm đi bộ, bơi lội và đạp xe đạp. Bạn có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ hoặc nhà trị liệu vật lý về các bài tập tăng cường sức mạnh của lưng và bụng.

- Cải thiện tư thế khi làm việc, ngồi hoặc ngủ để giảm áp lực cho lưng. Ngồi xổm để nhặt một cái gì đó thay vì cúi xuống.  Tránh ngủ ngửa, khi ngủ nên có thêm gối đỡ lưng, kê chân và chèn bụng.

-  Duy trì cân nặng khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

- Đeo đai thai sản cũng có thể giúp giảm tải cho lưng hiệu quả.

- Tránh giày cao gót, đến giày kém ma sát, dễ trơn trượt, giày không vừa chân,... bởi những loại giày này vừa làm lưng bị tổn thương, vừa làm tăng nguy cơ té ngã, nguy hiểm cho thai nhi.

3. Các phương pháp điều trị

- Chườm nóng hoặc chườm lạnh trên vùng lưng bị đau khoảng 20 phút vài lần 1 ngày có tác dụng giảm đau cấp tốc, giúp bà bầu cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

- Massage làm tăng tuần hoàn, làm mềm các nhóm cơ và dây chằng, giúp cải thiện tình trạng đau lưng khi mang thai.

- Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng châm cứu có thể có hiệu quả trong việc giảm đau lưng khi mang thai. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn muốn thử nó.

- Nếu quá đau, bà bầu có thể cần dùng đến thuốc giảm đau, nhưng dưới sự giám sát của bác sĩ. Ưu tiên sử dụng kem giảm đau có kháng viêm.

4. Khi nào cần điều trị từ bác sĩ?

Đau lưng khi mang thai, tự nó, thường không phải là một lý do để gọi bác sĩ. Nhưng bạn nên gọi bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

- Đau liên tục không giảm, đau kéo dài trên 2 tuần.

- Đau ngày càng nghiêm trọng hơn.

- Đau lưng khi mang thai có thể triệu chứng của viêm đường tiết niệu nếu kèm theo đau buốt hoặc đau rát khi đi tiểu.

- Đau lưng kèm sốt, chảy máu âm đạo, có cảm giác co bóp tử cung như sinh sớm.

- Đau lưng dữ dội, thuốc giảm đau gần như không có tác dụng.

Đau lưng khi mang thai có nguy hiểm cho thai nhi không?
Những điều cần lưu ý khi điều trị đau lưng cho bà bầu để không ảnh hưởng đến thai nhi

Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

Đau lưng khi mang thai: Nguyên nhân, cách phòng tránh và các phương pháp điều trị - Ảnh 5.

Tác giả: Minh Vy