Đau lưng dưới là gì? Từ A - Z về chứng đau lưng dưới

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Đau lưng dưới là gì? Từ A - Z về chứng đau lưng dưới
Nếu bạn bị đau lưng dưới, bạn không cô đơn. Khoảng 80% người trưởng thành từng trải qua cơn đau thắt lưng. Đau lưng dưới là khuyết tật liên quan đến công việc phổ biến nhất, và cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến cho công việc bị bỏ lỡ.

1. Đau lưng dưới là gì?

Lưng dưới bao gồm 5 đốt sống (được gọi là L1 - L5) ở vùng thắt lưng, hỗ trợ phần lớn trọng lượng của phần trên cơ thể. Các khoảng trống giữa các đốt sống được chèn bởi các miếng đệm đàn hồi tròn gọi là đĩa đệm, hoạt động giống như bộ giảm xóc cho cột sống khi cơ thể di chuyển. 

Các dây chằng giữ cho các đốt sống ở nguyên vị trí. Gân gắn các dải cơ vào cột sống. Có tới 31 cặp dây thần kinh được cắm vào tủy sống để kiểm soát các chuyển động của cơ thể và truyền tín hiệu đến não. Bất cứ bộ phận nào bị ảnh hưởng cũng sẽ gây ra đau lưng dưới.

Đàn ông và phụ nữ đều có nguy cơ bị đau lưng dưới như nhau, cường độ có thể từ âm ỉ, liên tục đến đột ngột, thậm chí có thể khiến người bệnh mất chức năng vận động. 

2. Các cấp độ của đau lưng dưới

Đau lưng dưới được chia ra làm 3 cấp độ: Cấp tính, bán cấp và mãn tính.

- Hầu hết các cơn đau lưng dưới là cấp tính, chỉ kéo dài một vài ngày đến một vài tuần. Nó có xu hướng tự giải quyết bằng cách tự chăm sóc tại nhà. Đau lưng dưới cấp tính thường không nguy hiểm, không làm mất chức năng vận động. 

Phần lớn các cơn đau thắt lưng cấp tính có bản chất cơ học, có nghĩa là có sự gián đoạn trong cách các thành phần của lưng (cột sống, cơ, đĩa đệm và dây thần kinh) khớp với nhau để di chuyển.

- Đau lưng dưới bán cấp  được định nghĩa là cơn đau kéo dài từ 4 đến 12 tuần.

- Đau lưng dưới mãn tính được định nghĩa là đau kéo dài hơn 12 tuần, ngay cả sau khi chấn thương ban đầu hoặc nguyên nhân cơ bản của đau thắt lưng cấp tính đã được điều trị. Khoảng 20% những người bị đau lưng dưới cấp tính phát triển thành đau thắt lưng mãn tính với các triệu chứng dai dẳng trong một năm. Trong một số trường hợp, điều trị làm giảm đau thắt lưng mãn tính thành công, nhưng trong những trường hợp khác, cơn đau vẫn tồn tại mặc dù đã can thiệp điều trị nội khoa và phẫu thuật.

3. Nguyên nhân gây đau lưng dưới

- Do thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm, khiến cho các đốt sống ma sát với nhau bị bào mòn, gây đau lưng.

- Do các bệnh xương khớp khác: Bong gân, đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, hẹp cột sống.

- Các chấn thương như chơi thể thao, tai nạn xe hơi hoặc ngã có thể làm tổn thương gân, dây chằng hoặc cơ dẫn đến đau lưng dưới.

- Bất thường xương  bao gồm vẹo cột sống, cong cột sống và các dị tật bẩm sinh khác thường không gây đau cho đến tuổi trung niên.

- Tuy không phổ biến nhưng nhiễm trùng có thể gây đau lưng dưới nếu các bộ phận bị nhiễm trùng có liên quan đến đốt sống: viêm tủy xương, viêm đĩa đệm, viêm khớp sacroiliac, viêm túi mật,.....

-  Khối u  là một nguyên nhân tương đối hiếm gặp của đau lưng dưới. Thỉnh thoảng, các khối u bắt đầu ở lưng, nhưng phổ biến nhất là khối u do ung thư di căn từ nơi khác trong cơ thể.

- Các bệnh như phình động mạch chủ bụng, sỏi thận, lạc nội mạc tử cung thường gây đau 1 bên lưng, đau hông.

4. Các yếu tố nguy cơ

Nếu bạn thuộc một trong những đối tượng dưới đây thì bạn có nguy cơ cao bị đau lưng dưới:

- Người cao tuổi.

- Ít vận động và tập thể dục.

- Phụ nữ mang thai.

- Tăng cân nhanh, béo phì.

- Có vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm.

- Làm một công việc ít vận động, hoặc vận động nặng dễ gây chấn thương.

5. Cách phòng tránh

- Thường xuyên tập thể dục để tăng sức mạnh xương khớp.

- Vận động đúng tư thế để lưng dưới không phải chịu quá nhiều áp lực.

- Mang giày vừa vặn, thoải mái, gót thấp.

-  Đừng cố nâng vật quá nặng. Nâng từ đầu gối, kéo cơ bụng vào trong, và giữ đầu cúi xuống và thẳng với lưng. Khi nâng, giữ các vật gần với cơ thể. Không vặn lưng khi nâng.

- Duy trì chế độ dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý để giảm cân, hoặc ngăn ngừa tăng cân quá mức. Bổ sung canxi, phốt pho và vitamin D hàng ngày giúp thúc đẩy sự phát triển xương mới.

- Không hút thuốc lá và uống rượu bia bởi chúng làm tăng nguy cơ loãng xương, gây đau lưng.

6. Các phương pháp điều trị đau lưng dưới

- Chườm nóng/lạnh có thể giúp giảm đau và giảm viêm cho những người bị đau cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính, cho phép bệnh nhân hoạt động dễ dàng hơn trong thời gian ngắn.

- Tập các bài kèo giãn và tiếp tục các hoạt động bình thường hàng ngày để lưng nhanh hồi phục hơn.

- Tham gia các chương trình vật lý trị liệu để tăng cường các nhóm cơ cốt lõi hỗ trợ lưng dưới, cải thiện khả năng vận động linh hoạt hơn.

- Sử dụng thuốc giảm đau nếu cơn đau ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống sinh hoạt.

- Châm cứu và bấm huyệt là phương pháp trị liệu đau lưng dưới an toàn, đáng để xem xét.

- Phẫu thuật có thể được coi là một lựa chọn để giảm đau do chấn thương cơ xương nghiêm trọng hoặc dây thần kinh bị chèn ép quá mức.

Đau lưng ở dân văn phòng: Nguyên nhân do đâu và nhận biết như thế nào?
Đau cột sống lưng sau chấn thương

Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

Đau lưng dưới là gì? Từ A - Z về chứng đau lưng dưới - Ảnh 7.

Tác giả: Minh Vy