Rau khoai lang rất giàu chất diệp lục giúp làm sạch máu, loại bỏ độc tố trong cơ thể. Loại rau này cũng giúp chống lại sự oxy hóa trong cơ thể bởi trong rau chứa một loại protein độc đáo.
Khoảng 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione, vốn được kiểm chứng là chất có vai trò đặc biệt quan trọng để tạo ra các chất chống oxy hóa bên trong cơ thể mỗi người đã được tìm thấy trong loại protein này.
Rau khoai lang xào không chỉ là món ăn ngon mà còn là bài thuốc quý (Ảnh: Internet)
Lợi sữa là một trong những tác dụng của rau khoai lang mà chúng ta không thể bỏ qua. Phụ nữ sau sinh thường ăn rau khoai lang sẽ giúp:
- Mẹ khỏe mạnh, dáng đẹp lại lợi sữa cho con
- Giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón
- Rau lang là nguồn thực phẩm cung cấp dồi dào các loại vitamin như B1, B2, B6, C, Canxi, Sắt,... giúp mẹ tiêu viêm và chữa các bệnh như kinh nguyệt không đều, vàng da
Lưu ý: Phụ nữ sinh mổ không nên ăn rau lang vì sẽ khiến vết mổ thâm đen và loang lổ
Đọc thêm:
- Khoai lang mọc mầm có ăn được không?
- Khoai lang tím - liều thuốc kháng sinh chữa bách bệnh
Với bệnh nhân thận âm hư, đau lưng, mỏi gối, sắc kỹ 30g khoai lang tươi non cùng 30g mai rùa lấy nước uống.
Rau khoai lang còn có tác dụng chữa trị mụn nhọt. Để sử dụng, bạn giã nát lá khoai lang non cùng với vài hạt muối và một ít đậu xanh. Lấy hỗn hợp cho vào một miếng vải sạch và đắp lên các mụn mủ, mụn viêm, mụn nhọt trong khoảng 15- 20 phút. Thực hiện vài lần bạn sẽ thấy các vết mụn xẹp dần đi, bớt mủ và vết thương mau lành hơn.
Bài thuốc đơn giản mà hiệu quả cho bệnh nhân quáng gà mà ai cũng có thể áp dụng là món lá rau khoai lang non xào chung gan gà hoặc gan lợn. Mỗi tuần ăn 1-2 lần sẽ cải thiện tình trạng bệnh một cách đáng kể.
Phụ nữ bị băng huyết có thể dùng một nắm rau lang rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống sẽ giúp cầm máu nhanh hơn.
Rau khoai lang giúp phụ nữ bị băng huyết cầm máu nhanh hơn. (Ảnh: Internet)
Vitamin B6 có nhiều trong rau khoai lang rất có lợi cho phụ nữa mang thai do tác dụng giảm buồn nôn.
Phụ nữ trong thời kì đầu thai sản gặp các triệu chứng buồn nôn, chán ăn nên bổ sung rau khoai lang tươi vào thực đơn.
Nên thường xuyên bổ sung rau khoai lang luộc vào bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường vì rau khoai lang có đặc tính giúp giảm lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, chỉ nên dùng rau khoai lang, không dùng củ khoai vì củ rất giàu chất tinh bột.
Đặc biệt, trong đọt rau khoai lang đỏ có chất tương tụ insulin, tuy nhiên lại không có trong lá rau già, do đó, lá rau khoang lang non thường được dùng trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường.
Tác dụng của rau khoai lang không thể không kể đến việc trị táo bón. Rau lang tươi luộc chín có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón.
Đây là kinh nghiệm được lưu truyền phổ biến trong dân gian. Nhờ vị ngọt mát và chứa nhiều chất xơ có lợi cho đường tiêu hóa mà rau khoai lang luôn là lựa chọn hàng đầu khi bị táo bón.
Tác dụng của rau khoai lang còn được biết đến như một liệu pháp thanh nhiệt, giải độc. Trong rau lang có tính thanh nhiệt, làm mát nên trong những ngày trời nắng nóng, hoặc cơ thể đang bị nhiệt (nóng), nên dùng rau lang trong bữa ăn.
Cũng không nên dùng rau lang quá nhiều trong một thời gian dài mà nên xen kẽ nhiều loại rau khác nhau. Trong rau khoai lang cũng chứa nhiều canxi do đó không nên lạm dụng quá nhiều có thể gây sỏi thận.
Ăn nhiều rau khoai lang, nhất là rau khoai lang luộc sẽ cung cấp cho bạn nhiều chất xơ, tạo cảm giác no lâu hơn, do đó sẽ làm giảm nhu cầu nạp thức ăn vào cơ thể. Bởi đặc tính này mà rau khoai lang được coi là một loại rau có tác dụng tốt trong việc chống béo phì.
Một công dụng khác của rau khoai lang đó là chống lại sự oxy hóa của cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong khoai lang có một loại protein đặc biết giúp ngăn ngừa sự oxy hóa trong cơ thể. Loại protein này có 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione - một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình tạo các chất chống oxy hóa trong cơ thể.
- Không nên ăn rau khoai lang quá nhiều vì trong rau khoai lang có nhiều canxi có thể gây sỏi thận. Bạn nên ăn xen kẽ rau khoai lang với các loại rau khác, tốt nhất là ăn với các thực phẩm có chứa đạm động vật để giúp cân bằng thành phần dưỡng chất trong cơ thể.
- Khoai lang có tính hạ đường máu, có thể làm hạ đường huyết quá mức. Do đó không nên ăn khoai lang vào lúc đang quá đói.
- Nếu muốn ăn rau khoai lang để nhuận tràng thì nên ăn rau khoai lang tươi luộc chính, không nên ăn rau khoai lang sống vì sẽ gây táo bón.
- Nước luộc rau lang có ăn được không? Nước luộc rau khoai lang ăn được, nhưng bạn nên lấy nước thứ 2 vì nước thứ nhất thường có vị hăng và chát.
Theo Bác sĩ Hoàng Tuấn Long