Trứng là thực phẩm giàu protein cùng các chất dinh dưỡng quen thuộc với người Việt. Ăn trứng gà hay trứng ngỗng đều có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên với kích cỡ khác nhau (trứng ngỗng nặng gấp 4 lần trứng gà) thì liệu ăn trứng gà hay trứng ngỗng tốt cho sức khỏe hơn? Khi mà dân gian luôn khuyên rằng mẹ bầu ăn trứng ngỗng sẽ tốt cho thai nhi, bổ hơn nhiều so với trứng gà.
Trước khi so sánh ăn trứng gà hay ăn trứng ngỗng tốt cho sức khỏe hơn thì dưới đây là giá trị dinh dưỡng trong trứng ngỗng và trứng gà mà bạn có thể tham khảo, bao gồm cả trứng gà bao nhiêu calo và trứng ngỗng bao nhiêu calo,...
Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam trứng gà cung cấp khoảng 155 kcal (một quả trứng gà nhỏ 38 gam là 54 calo; trứng gà cỡ vừa 44 gam là 63 calo còn trứng gà cỡ lớn 50 gam là 72 calo); 13 gam chất đạm; 11,6 gam chất béo; 11m6 gam tinh bột đường; 373 mg cholesterol; 700 mcg vitamin A; 47 mcg folate; 1,29 mcg vitamin B12; 0,88 mcg vitamin D; 0,3 mcg vitamin K cùng các chất khoáng như 276 mg kali; 55 mg canxi; 11 mg magie; 2,7 mg sắt; 0,9 mg kẽm.
Ăn trứng gà hay trứng ngỗng tốt cho sức khỏe hơn? Ảnh: ST
Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam quả trứng ngỗng cung cấp khoảng 185 kcal (một quả trứng ngỗng trung bình 144 gam có 266 calo); 14 gam protein; tổng lượng chất béo là 3,6 gam, trong đó chất béo bão hòa là 3,6 gam, chất béo không bão hòa đa là 1,67 gam và chất béo không bão hòa đơn là 5,75 gam; 852 mg cholesterol; 13 gam chất đạm; 14,2 gam lipid; 360 mcg vitamin A; 71 mg canxi; 210 gam phốt pho; 3,2 mg sắt; 0,51 mg vitamin B1; 0,3 mg vitamin B2; 0,24 mg vitamin B6; 1,7 mcg vitamin D; 1,29 mg vitamin E; 16 mg magie; 1,33 mg kẽm.
Đọc thêm:
+ Sự thật về trào lưu ăn trứng ung để tăng cường chuyện phòng the
+ Nếu muốn ăn trứng luộc giảm cân thì đây là những điều bạn không nên bỏ qua
Dựa trên bảng giá trị dinh dưỡng, dưới đây là một số so sánh xung quanh thành phần dinh dưỡng trong hai loại trứng này mà bạn có thể tham khảo:
- Trứng ngỗng là "kho" protein chất lượng cao: 1 quả trứng ngỗng có thể cung cấp khoảng 20 gam protein trong khi đó 1 quả trứng gà cỡ lớn thì chỉ có 6 - 7 gam protein và phải ăn nhiều hơn để có lượng protein tương tự như trong trứng ngỗng. Nhưng nhìn chung tiêu thụ protein từ trứng ngỗng hay trứng gà thì đều liên quan tới chế độ ăn gồm protein lành mạnh, có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ giảm cân hoặc duy trì căn nặng dễ dàng hơn.
- Trứng ngỗng nhiều calo và chất béo hơn so với trứng gà: Ăn một quả trứng ngỗng trung bình là bạn tiêu thụ 260 calo, trong khi số calo ở quả trứng gà cỡ vừa là 72 calo. Tương tự hàm lượng chất béo trong trứng ngỗng (19,11 gam/144 gam trứng) cũng cao hơn trứng gà (4,75 gam/100 gam trứng). Hơn nữa, trứng ngỗng cũng chứa tổng lượng chất béo bão hòa cao hơn. Do vậy trứng ngỗng không phải là thực phẩm thích hợp với người đang cần kiểm soát lượng chất béo bão hòa nạp vào cơ thể, ngược lại trứng gà dường như là lựa chọn lành mạnh và thân thiện hơn nhờ lượng calo và chất béo bão hòa đơn thấp hơn.
- Cholesterol: Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thì một người trưởng thành khỏe mạnh có thể ăn không quá 300 mg cholesterol mỗi ngày và con số này là 200 mg với người có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh tim mạch. Dựa vào bảng dinh dưỡng có thể thấy lượng cholesterol trong trứng ngỗng cao hơn hẳn so với trứng gà, khi một quả trứng gà lớn chứa 186 mg cholesterol và một quả trứng ngỗng chứa 1.227 mg cholesterol. Lượng cholesterol cao trong trứng ngỗng không thích hợp với người bị thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, người mắc cao huyết áp hay bệnh tim mạch và phụ nữ mang thai bị thừa cân.
Lượng cholesterol trong trứng ngỗng cao hơn hẳn so với trứng gà (Ảnh: ST)
- Khoáng chất: Cả trứng gà và trứng ngỗng đều cung cấp một lượng chất khoáng nhất định, các chất khoáng này đều có những tác dụng riêng đối với sức khỏe nếu như tiêu thụ đúng cách. Hàm lượng sắt trong trứng ngỗng (3,2 mg/100 gam) cao gấp đôi trứng gà, kết hợp với vitamin B12 tạo thành hỗn hợp vàng, đặc biệt thích hợp cho phụ nữ mang thai bổ máu. Hàm lượng selen cao tới 27mcg trong trứng ngỗng, tương đương với 49% lượng khuyến nghị hàng ngày, có thể được gọi là chất chống oxy hóa tự nhiên tốt cho hệ miễn dịch. Trứng ngỗng cũng giàu canxi, sắt, kali và kẽm hơn so với trứng gà.
- Vitamin: Cả trứng gà và trứng ngỗng đều cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, từ vitamin A, vitamin D, vitamin nhóm B,... Nổi bật trong đó thì trứng gà có hàm lượng vitamin A gấp đôi so với cùng lượng trứng ngỗng. Vitamin A là vitamin có lợi với sự phát triển và tăng trưởng bình thường của cơ thể bao gồm thị giác, giác mạc, tuyến nước bọt, tinh hoàn, ruột non, biểu mô dưới da,... đồng thời đáp ứng miễn dịch và góp phần tăng đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, vitamin A cũng rất quan trọng với phụ nữ mang thai.
- Choline: Một quả trứng ngỗng cung cấp 379 mg choline, thường được xếp chung với các vitamin nhóm B còn trong một quả trứng gà trung bình cung cấp khoảng hơn 100 mg choline. RDA cho choline là 425 mg đối với hầu hết phụ nữ trưởng thành và 550 mg đối với hầu hết nam giới trưởng thành. Choline đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tế bào và giao tiếp tế bào. Thiếu choline có thể ảnh hưởng đến bệnh gan, xơ cứng động mạch và chức năng thần kinh.
Câu trả lời phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của bạn, nhu cầu dinh dưỡng hiện tại theo độ tuổi. Điều quan trọng là ăn với lượng vừa đủ. Không nên vì ăn trứng tốt cho sức khỏe mà lạm dụng ăn quá nhiều trứng.
Ai không nên ăn trứng? Người bị dị ứng trứng không nên ăn trứng, người có cholesterol cao hay nguy cơ bệnh tim nên ăn trứng hạn chế, các tình trạng sỏi mật, tiểu đường type cũng cần thận trọng khi ăn trứng, tránh tích tụ cholesterol và đạm quá mức ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh.
Không nên vì ăn trứng tốt cho sức khỏe mà lạm dụng ăn quá nhiều trứng (Ảnh: ST)
Phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng có thể có lợi nhưng ăn quá nhiều thì không nên. Cho tới hiện tại thì cũng không có nghiên cứu nào chứng minh rằng mang bầu ăn trứng ngỗng con thông minh hơn hay thúc đẩy thai nhi tăng cân,... Ngược lại, ăn trứng ngỗng quá nhiều có thể khiến mẹ bầu bị tăng cân, tiêu thụ quá mức calo và chất béo cùng cholesterol gây bất lợi cho sức khỏe khi mang thai. Thậm chí khi so sánh thành phần dinh dưỡng, dường như trứng gà có bảng thành phần dinh dưỡng đầy đủ hơn so với trứng ngỗng.
Hơn nữa, trứng ngỗng có mùi tanh, cứng và thường khó ăn hơn so với trứng gà nên không phải ai cũng thích ăn. Chuyên gia dinh dưỡng cho mẹ bầu cũng khuyên rằng để thai nhi phát triển tốt trong bụng mẹ, bạn cần tăng cường những thực phẩm giàu các chất gồm có DHA, cholin, axit folic, axit béo,… cũng như đa dạng rau xanh, trái cây tươi,...; đồng thời chú ý ăn chín, uống sôi. Nếu mẹ bầu ăn trứng ngỗng thì không nên ăn quá 3 lần mỗi tuần.
Nguồn dịch tham khảo:
1. Goose Eggs Vs. Chicken Eggs: Is One Better Than the Other?