Mặc dù mướp đắng (khổ qua) là một loại thực phẩm đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ như:
- Giảm lượng đường trong máu nhờ khả năng thúc đẩy quá trình tiết insulin và giúp hạ đường huyết nhờ peptit protein trong mướp đắng.
- Thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
- Chống lại sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư ruột kết và mới đây là nghiên cứu công dụng của mướp đắng trên bệnh nhân ung thư vú.
- Kiểm soát lipid trong máu nhờ giàu chất xơ và khả năng hấp thụ chất béo và cholesterol trong ruột.
- Chống oxy hoá và khả năng loại bỏ các gốc oxy tự do trong cơ thể từ đó làm mềm mạch máu nhờ giàu flavonoid và một số hợp chất khác.
- Giảm cân, làm no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn nhờ hàm lượng chất xơ cao. Tuy nhiên nếu như Lạm dụng chất xơ quá nhiều cũng không tốt cho cơ thể - bạn nên tham khảo nghiên cứu này để điều chỉnh phù hợp.
Không phải ai cũng có thể ăn mướp đắng mặc dù nó đem lại một loại các tác dụng hữu ích cho sức khoẻ kể trên. Bên cạnh đó, cũng không nên quá nhiều mướp đắng trogn một lần ăn.
Dưới đây là một số nhóm người không nên ăn nhiều mướp đắng (khổ qua) nhiều để tránh gây tác dụng ngược cho sức khoẻ:
Trong mướp đắng có chứa nhiều acid oxalic - đây là hợp chất có thể gây cản trở quá trình tổng hợp canxi. Vì thế mà trẻ em (đang cần canxi) và người già (nguy cơ loãng xương, suy giảm mật độ xương) không nên ăn nhiều.
Mướp đắng có tính hàn (tính lạnh) vì thế mà người có tỳ vị yếu không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây ra tình trạng nôn ói, tiêu chảy.
Đặc biệt, không nên ăn mướp đắng khi đói vì có thể gây ra cồn cào, cảm giác nóng rát trong ruột.
Ngoài ra mướp đắng cũng là một thực phẩm khó tiêu hoá, có thể gây ra đầy hơi, khó tiêu. Vì thế mà người đang mắc các bệnh liên quan tới chức năng gan thận yếu cũng không nên ăn.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong mướp đắng có chứa quinin. Khi vào cơ thể sẽ khiến tử cung bị co bóp - làm tăng nguy cơ sảy thai. Do đó mà phụ nữ mang thai cần lưu ý không nên mướp đắng.
Như đã nói ở trên, nhờ dược tính mạnh mà trái mướp đắng (khổ qua) được dùng trong hỗ trợ điều trị các bệnh và vấn đề sức khoẻ liên quan tới bệnh đái tháo đường. Để hiểu hơn về Chỉ số GI (đường huyết) của thực phẩm trong các loại trái cây cho người bị tiểu đường bạn nên tham khảo.
Cũng đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng của mướp đắng trong kiểm soát đường huyết. Tiêu biểu có một nghiên cứu trên 24 người trưởng thành đang mắc đái tháo đường. Họ tiến hành cho nhóm người này sử dụng mướp đắng mỗi ngày trong vòng 3 tháng. Sau đó, kết quả báo cáo cho thấy nhóm này đã giảm được lượng đường trong máu và hemoglobin A1c.
Như vậy, với những người đang được chỉ định sử dụng insulin hay thuốc hạ đường huyết thì cần kiểm tra đều đặn lượng đường trong máu sau khi ăn mướp đắng để tránh xảy ra nguy cơ bị giảm đường huyết.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng có thể ăn sống và vẫn đem lại những tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên cần lưu ý vệ sinh trong khâu sơ chế, tránh làm bẩn, rửa không sạch có thể gây nhiễm khuẩn đường ruột.
Mướp đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Mặc dù khi ăn vào có vị đắng nhưng dư vị ngọt, khiến cho nhiều ăn cảm thấy thích thú, dễ chịu.
Dưới đây là một vài món ăn có thể chế biến từ mướp đắng mà bạn có thể tham khảo:
- Nước ép từ quả mướp đắng
Một ngày bạn có thể uống từ 1 - 2 ly nước ép mướp đắng để ngăn chặn việc mỡ thừa dưới da bị tích tụ cũng như hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
- Trà mướp đắng
Trà mướp đắng nên sử dụng mướp đắng sấy khô và pha trà như bình thường. Khi bảo quản nên chú ý để trong lọ kín, để trong ngăn mát tủ lạnh có thể giữ được khoảng 2 tháng.
- Canh mướp đắng
Canh muớp đắng có thể nấu với thịt (mướp đắng nhồi thịt), tôm nõn,... có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể và bổ dưỡng.
- Mướp đắng ăn sống ướp lạnh
Mướp đắng uớp lạnh ăn sống là món ăn phổ biến vào mùa hè. Khi chế biến cần sơ chế kĩ, thái lát càng mỏng càng tốt rồi để trên một lớp ni - lông mỏng ngăn với lớp đá làm mát bên dưới.
- Mướp đắng xào chay hoặc xào trứng, thịt bò
Đây là cách chế biến đơn giản nhưng lại đem lại giá trị dinh dưỡng cao.