6 thực phẩm "ăn mòn não bộ" đã được chứng minh, nhà có trẻ nhỏ cần tránh càng xa càng tốt

6 thực phẩm "ăn mòn não bộ" đã được chứng minh, nhà có trẻ nhỏ cần tránh càng xa càng tốt
Chế độ ăn uống có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe não bộ nói riêng. Nếu muốn não bộ khỏe mạnh, trí nhớ tốt và khả năng tập trung mạnh mẽ thì có một số thực phẩm có hại cho não bộ bạn cần phải tránh xa.

Trí nhớ suy giảm, khả năng tập trung kém và luôn gặp khó khăn khi giải quyết vấn đề tư duy và logic là những dấu hiệu cho thấy chức năng não bộ bị suy giảm. Trong khi một số thực phẩm nhất định có thể giúp tăng cường sức khỏe não bộ thì một số lại có thể gây ra các tác động tiêu cực.

Chỉ thỉnh thoảng ăn sẽ không quá có hại nhưng nếu muốn não bộ khỏe mạnh, tốt nhất bạn cần tránh hoặc hạn chế những nhóm thực phẩm này khỏi chế độ ăn, nhất là khi trong nhà có trẻ nhỏ:

1. Thực phẩm và đồ uống nhiều đường bổ sung

Thực phẩm và đồ uống có đường bổ sung chẳng hạn như nước ngọt, soda, bánh ngọt,... không những có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, sâu răng, béo phì, thừa cân,... mà còn gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ.

6 thực phẩm "ăn mòn não bộ" đã được chứng minh, nhà có trẻ nhỏ cần tránh càng xa càng tốt - Ảnh 2.

Thực phẩm và đồ uống nhiều đường bổ sung ảnh hưởng tới cả sức khỏe não bộ và tim mạch (Ảnh: ST)

Đọc thêm:

- 5 thói quen trong chế độ ăn uống tưởng vô hại nhưng lại khiến cơ thể thiếu sắt

- Ăn hàu sống và nguy cơ nhiễm khuẩn nguy hiểm do chế biến sai cách

Theo Healthline, một nghiên cứu năm 2023 cho thấy, nhóm người có tỷ lệ tiêu thụ đường bổ sung cao nhất có nguy cơ bị mất trí nhớ cao gấp 2 lần so với nhóm người không có thói quen này hoặc ăn nhưng ít hơn. Nguyên nhân được giải thích là do thành phần chính của nhiều loại đường bổ sung như xi-rô ngô có chứa hàm lượng đường fructose cao (high fructose corn syrup - HFCS), ảnh hưởng trực tiếp tới vùng hồi hải mã. Đây là vùng não chịu trách nhiệm cho khả năng học tập và ghi nhớ.

Hơn nữa, ăn thường xuyên các thực phẩm này dễ khiến cơ thể rơi vào tình trạng "nghiện đường". Sau khi ăn bạn có thể cảm thấy tràn đầy năng lượng nhưng loại năng lượng này cũng "sụp đổ" nhanh và khiến bạn rơi vào trạng thái kém tập trung, mơ hồ về mặt tinh thần.

2. Carbs tinh chế

Các thực phẩm carbs tinh chế có thể kể đến như: Bánh mì trắng, gạo trắng, bánh ngọt, nước ngọt, đồ ăn nhẹ, mì ống, đồ ngọt, khoai tây chiên, ngũ cốc ăn sáng và đường bổ sung,... Chúng thường có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) cao, nên khi tiêu thụ dễ gây ra sự gia tăng đột biến lượng đường trong máu và insulin. Nếu tiêu thụ lượng lớn carbs tinh chế, nó sẽ dẫn tới chỉ số hấp thụ tinh bột khi vào cơ thể (glycemic load - GL) tăng lên.

6 thực phẩm "ăn mòn não bộ" đã được chứng minh, nhà có trẻ nhỏ cần tránh càng xa càng tốt - Ảnh 3.

Carbs tinh chế thường có lượng calo rỗng vì đã bị loại bỏ hầu hết các chất xơ, vitamin và khoáng chất (Ảnh: ST)

Cả GI và GL cao đều được phát hiện có thể làm suy giảm chức năng não bằng cách ảnh hưởng tới vùng hồi hải mã và vùng vỏ não trước trán. Dẫn tới tình trạng kém ghi nhớ trong công việc và học tập, khó khăn trong việc ra quyết định và kiểm soát các hành vi xã hội, thiết lập mục tiêu,...

Ngoài ra, chế độ ăn giàu carbs tinh chế cũng làm tăng mức độ viêm trong cơ thể, bao gồm cả não, tăng nguy cơ lo lắng, trầm cảm và giảm khả năng suy nghĩ.

3. Thực phẩm nhiều muối

Tiêu thụ quá nhiều natri có thể làm suy giảm chức năng của tế bào thần kinh, từ đó đẩy nhanh quá trình suy giảm chức năng não và ảnh hưởng đến nhận thức và giấc ngủ. Tiêu thụ quá nhiều muối cũng có thể dẫn tới các tình trạng đau đầu, mệt mỏi và sương mù não.

Trong đó, sương mù não hay còn được gọi là "brain fog" trong tiếng Anh, là một thuật ngữ không chính thức được dùng để mô tả tình trạng không rõ ràng, mơ hồ trong tư duy và nhận thức. Người có triệu chứng sương mù não thường cảm thấy thiếu sự tập trung, khó ghi nhớ và gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin.

6 thực phẩm "ăn mòn não bộ" đã được chứng minh, nhà có trẻ nhỏ cần tránh càng xa càng tốt - Ảnh 4.

Tiêu thụ quá nhiều natri có thể làm suy giảm chức năng của tế bào thần kinh (Ảnh: ST)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một người trưởng thành nên tiêu thụ dưới 2000 mg natri (tương đương với dưới 5 gam muối) mỗi ngày. Mức natri tối thiểu cơ thể phải được cung cấp hằng ngày để đảm bảo hoạt động bình thường được ước lượng vào khoảng 200 - 500mg/ngày, tương đương 0,5 - 1,2 gam muối/ngày. Tùy từng tình trạng sức khỏe như huyết áp cao, suy thận hay từng độ tuổi mà lượng muối khuyến nghị ăn mỗi ngày cũng có sự chênh lệch.

4. Thực phẩm siêu chế biến

Thực phẩm siêu chế biến là loại thực phẩm được chế biến ở mức độ cao và hầu hết đều chứa nhiều đường, chất béo, muối, calo rỗng và chất bảo quản, chẳng hạn như khoai tây chiên và mì ăn liền.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ năm 2022 cho thấy khi lượng thực phẩm siêu chế biến vượt quá 19,9% tổng năng lượng hàng ngày trong vòng 8 năm, tốc độ suy giảm nhận thức nói chung sẽ tăng 28%.

6 thực phẩm "ăn mòn não bộ" đã được chứng minh, nhà có trẻ nhỏ cần tránh càng xa càng tốt - Ảnh 5.

Chế độ ăn quá nhiều thực phẩm siêu chế biến cũng làm tăng tình trạng viêm toàn thân (Ảnh: ST)

Ngoài ra, chế độ ăn quá nhiều thực phẩm siêu chế biến cũng làm tăng tình trạng viêm toàn thân và giảm kích thước vùng hồi hải mã cũng như tổng khối lượng chất xám trong não, vốn là những yếu tố liên quan tới suy nghĩ, trí nhớ và cảm xúc của chúng ta.

5. Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ thực phẩm giàu béo chuyển hóa và chất béo bão hòa có liên quan đến suy giảm nhận thức và chứng mất trí nhớ. Trong đó, chất béo chuyển hóa (trans fat) là một dạng chất béo hình thành chủ yếu trong quá trình hydro hóa dầu thực vật - tức chuyển dầu lỏng thành dạng rắn hoặc bán rắn, được sử dụng để giúp ổn định kết cấu thực phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.

Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa, đặc biệt là chất béo chuyển hóa nhân tạo không những khiến nồng độ cholesterol xấu tăng lên, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn tác động tiêu cực tới sức khỏe não bộ, thúc đẩy tình trạng viêm mãn tính.

6 thực phẩm "ăn mòn não bộ" đã được chứng minh, nhà có trẻ nhỏ cần tránh càng xa càng tốt - Ảnh 6.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ thực phẩm giàu béo chuyển hóa và chất béo bão hòa có liên quan đến suy giảm nhận thức (Ảnh: ST)

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, không phải tất cả các loại chất béo đều xấu. Những thực phẩm giàu axit béo omega-3 tự nhiên đã được chứng minh là có thể giúp bảo vệ chống lại tình trạng suy giảm nhận thức, giảm nguy cơ mắc Alzheimer và thúc đẩy tăng tiết hợp chất chống viêm trong não.

6. Những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao

Những loại cá "ngậm" thủy ngân phổ biến như cá rô phi, cá trê, cá thu, cá ngừ, cá da trơn, cá trình, cá thu vua.

Thủy ngân trong cá chủ yếu là methylmercury, một chất độc thần kinh mạnh có thể gây tổn thương não và hệ thần kinh, vì vậy hãy tránh ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao. Phụ nữ mang thai và trẻ em đặc biệt nên tránh ăn loại thực phẩm này vì não và hệ thần kinh của thai nhi và trẻ sơ sinh nhạy cảm hơn với metyl thủy ngân.

Thực tế, lợi ích dinh dưỡng do cá mang lại sẽ lớn hơn nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân nếu như bạn biết cách chế biến và ăn đúng cách. Theo đó, mỗi người nên ăn cá hai lần mỗi tuần, tránh tiêu thụ lượng lớn các loại cá ngậm thủy ngân và thay bằng các loại thủy hải sản như cá hồi tự nhiên, tôm, cá tuyết, cá cơm, cá mòi,...

Nguồn dịch tham khảo:

1. Aboluowang

2. The Worst Foods for Your Brain

3. What Are the 7 Worst Foods for Your Brain?

Tác giả: Allen