Bài thuốc từ quả Phật thủ: Sau rằm tháng Giêng chớ vội bỏ đi!

Bài thuốc từ quả Phật thủ: Sau rằm tháng Giêng chớ vội bỏ đi!
Phật thủ là loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả, cúng rằm tháng Giêng của nhiều gia đình ngày Tết, nhất là ở miền Bắc. Tuy nhiên lại ít người biết đến bài thuốc từ quả phật thủ, bỏ đi thì rất lãng phí!

Nhiều người không biết đến bài thuốc từ quả phật thủ mà sau thời gian trang trí mâm ngũ quả, cúng rằm tháng Giêng thường bỏ đi ngay, rất lãng phí.

1. Tại sao lại gọi là quả Phật thủ?

Cây phật thủ có tên khoa học Citrus medica var. sarcodactilis (Noot) Swingle. Họ cam (Rutaceae). Khi dịch ra tiếng Việt và quan sát hình dáng bên ngoài có thể thấy giống như "bàn tay Phật" nên nhiều gia đình sử dụng trong mâm ngũ quả ngày Tết và các ngày lễ, giỗ khác.

Mặt khác, quả phật thủ cũng cho mùi thơm, độ bền cao.

Bài thuốc từ quả Phật thủ: Sau rằm tháng Giêng chớ vội bỏ đi! - Ảnh 2.

Quả phật thủ là loại quả phổ biến trong các dịp lễ Tết (Ảnh: Internet)

2. Các bài thuốc từ quả Phật thủ

Đông y cho biết, quả phật thủ có tính đắng, vị cay chu và ôn tính. Sử dụng trong bài thuốc vào kinh tỳ và phế.

Còn theo các nghiên cứu khoa học thì cây phật thủ cho nhiều tinh dầu ở nhiều bộ phận như cây, lá hay vỏ quả. Ngoài ra quả phật thủ còn chứa các hoạt chất như lisnonoid, hesperosid,.. có nhiều vitamin B1, B6, B12, vitamin C, vitamin E và rất nhiều các khoáng chất như Kẽm (Zn), Canxi (Ca), Selen (Se),...

2.1. Điều kiện sử dụng quả phật thủ làm thuốc trong Đông y

Các chuyên gia cho biết, quả phật thủ dùng để làm thuốc cần phải hái khi vỏ đang có màu xanh hay ngả vàng một chút. Khi sơ chế cần thái lát dọc theo quả và phơi khô. Lưu ý bảo quản trong bình kín tránh nấm mốc, bọ hay bị ẩm.

Bài thuốc từ quả Phật thủ: Sau rằm tháng Giêng chớ vội bỏ đi! - Ảnh 3.

Cần chọn quả phật thủ còn màu xanh hoặc hơi ngả vàng nếu muốn sử dụng làm bài thuốc (Ảnh: Internet)

2.2. Bài thuốc từ quả phật thủ

Mặc dù có nhiều ứng dụng trong bài thuốc từ quả phật thủ nhưng người bệnh không nên tự ý sử dụng mà tốt nhất nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ trước khi dùng. Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn do sử dụng bài thuốc từ quả phật thủ không đúng cách hoặc không phù hợp với cơ địa với những vị thuốc khác nhau.

Dưới đây là một số bài thuốc từ quả phật thủ trong đông y mà bạn có thể tham khảo:

Bệnh đường tiêu hóa

- Chán ăn, ăn không tiêu, ấn sườn ngực có cảm giác trướng đau, buồn nôn, họng có nhiều đờm kèm đau mỏi lưng

Với tình trạng trên có thể chuẩn bị: 30 gram Phật thủ và 5 lít rượu.

Các thực hiện như sau:

+ Phật thủ thái nhỏ, rửa sạch và để khô

+ Sau đó cho phật thủ vào 5 lít rượu. Ngâm khoảng 5 ngày là có thể lấy ra nuống được.

+ Lưu ý, mỗi một lần uống từ 15 - 20ml trước khi ăn chiều.

- Ăn không tiêu

Cần chuẩn bị 50 gram phật thủ, xuyên tiêu 12 gram, sa nhân 12 gram, tiểu hồi hương 12 gram.

Cách thực hiện:

+ Đem các thành phần đã chuẩn bị cho bài thuốc từ quả phật thủ đem tán bột

+ Lấy bột đã tán hòa vào nước sôi rồi uống ngày 2 lần.

- Bị suy nhược tỳ khí, cần kiện tỳ, bổ trợ tiêu hóa

Chuẩn bị: phật thủ, 15 gram gạo và 100 gram đường phèn.

Cách thực hiện:

+ Nấu phật thủ sau khi sơ chế xong để lấy nước

+ Cho gạo và đường vào nước phật thủ đã nấy để nấu cháo.

+ Ăn vào buổi sáng.

- Bị lạnh dẫn tới đau bụng

Chuẩn bị phật thủ đã thái phơi khô 15 gram cùng 30 gram gạo rang.

Cách thực hiện: Sắc hỗ hợp trên uống, một ngày 3 lần.

- Bị ợ hơi

Chuẩn bị: Vỏ quả phật thủ tươi, đường

Cách thực hiện:

+ Ướp đường vỏ quả phật thủ

+ Lấy ít một ăn (kiểu nhằn) rồi nuốt.

Viêm loét dạ dày - hành tá tràng

Chuẩn bị 30 gram rễ của cây phật thủ và dạ dày lợn.

Bài thuốc từ quả Phật thủ: Sau rằm tháng Giêng chớ vội bỏ đi! - Ảnh 4.

Chọn quả phật thủ sạch sẽ, không chất bảo quản hay thuốc trừ sâu thì mới có thể làm thuốc được (Ảnh: Interet)

Cách thực hiện:

Để có bài thuốc từ quả phật thủ hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày - hành tá tràng thì bạn đem những nguyên liệu đã chuẩn bị làm sạch rồi đun cùng nhau tới khí chín rồi đem dùng.

- Bị đau gan và đau dạ dày

Chuẩn bị 10 gram phật thủ tươi, 6 gram thanh bì. Hoặc có thể sử dụng hoa phật thủ thay cho bài thuốc từ quả phật thủ này. Khi đó, bạn cần chuẩn bị 10 gram hoa phật thủ, 10 gram hương phụ, 6 gram ô dược, 15 gram sa nhân, 15 gram bạch dược, 3 gram cam thảo.

Cách thực hiện: Đem nguyên liệu bên trên sắc lấy nước uống.

Bệnh đường hô hấp

- Hỗ trợ giảm ho suyễn, nhiều đờm, bị khó thở

Chuẩn bị: từ 9 -  15 gram quả phật thủ, 5 - 9 gram vỏ củ gừng, 9 gram lá hoắc hương.

Cách thực hiện: Đem các thành phần trên trên sắc lấy nước uống.

Viêm amidan

Chuẩn bị: 10 gram hoa phật thủ, 10 gram hoa hồng, 10 gram hoa tường vi, 6 gram hoa mai.

Cách thực hiện: Đem các thành phần trên sắc nước dùng để ngâm, súc miệng hay uống.

- Hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính

Chuẩn bị: 1 - 2 quả phật thủ tươi và đường mạch nha.

Cách thực hiện

+ Quả phật thủ đem thái nhỏ bỏ chung với đường mạch nha

+ Đem đun cách thủy hỗn hợp trên cho tới khi phật thủ chín nhừ

+ Dùng dần trong 3 tuần, mỗi lần ăn một thìa to.

Các bài thuốc từ quả phật thủ hỗ trợ điều trị các bệnh khác

Ngoài các bệnh phổ biến về tiêu hóa hay hô hấp thì còn các bài thuốc từ quả phật thủ hỗ trợ một số bệnh sau:

Đau bụng kinh

Với nữ giới khi tới kỳ kinh nguyệt sẽ gặp phải những cơn đau khó chịu. Nếu gặp phải trường hợp này có thể áp dụng bài thuốc từ quả phật thủ như sau:

Chuẩn bị: 30 gram phật thủ tươi, 6 gram đương quy, gừng tươi 6 gram, 30 gram rượu gạo.

Cách thực hiện: Cho hỗn hợp các nguyên liệu trên cùng một ít nước sạch vừa đủ. Đem đi sắc và dùng dần.

Bài thuốc từ quả Phật thủ: Sau rằm tháng Giêng chớ vội bỏ đi! - Ảnh 5.

Tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ trước khi áp dụng tránh tình trạng không mong muốn (Ảnh: Internet)

- Khí hư ra nhiều

Chuẩn bị: 30 gram phật thủ, lòng lợn non khoảng 0,5 - 1m.

Cách thực hiện: Phật thủ, lòng non rửa sạch rồi đem ninh chính. Ăn trong từ 5 - 7 ngày. Lưu ý, ngày nào cũng phải ăn một ít.

- Giải rượu

Chuẩn bị 30 gram phật thủ tươi.

Cách thực hiện: Đem phật thủ rửa sạch rồi sắc lấy nước uống.

3. Ai không nên dùng bài thuốc từ quả phật thủ? Cần lưu ý gì khi chọn?

Theo Bác sĩ Phó Thuần Hương cho biết, người nhiệt, âm hư thì không nên dùng.

Khi lựa chọn phật thủ để làm thuốc cũng cần hết sức cẩn thận. Bởi cần chọn phật thủ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không sử dụng chất bảo quản hay thuốc kích thích thì mới có thể sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị được.


Tác giả: Kim Phụng