Nước cốt chanh có phải "thần dược" như lời đồn?

Nước cốt chanh có phải "thần dược" như lời đồn?
Thời gian gần đây, mạng xã hội "rần rần" những bí quyết truyền tai nhau dùng nước cốt chanh để thải độc, nhỏ nước cốt chanh vào mắt giúp sáng mắt hay uống nước cốt chanh "liều cao" giảm cân,... Liệu nước cốt chanh có giúp chữa "bách bệnh" như lời đồn?

Nước cốt chanh được hiểu đơn giản là phần nước nguyên chất thu được sau khi vắt chanh mà không thêm vào bất cứ thành phần nào khác như nước lọc, mật ong,... 

1. Những "lời đồn" về nước cốt chanh chữa "bách bệnh"

Bắt nguồn từ một số video trên TikTok và Facebook, trong đó những “người chữa bệnh không chuyên” chia sẻ rằng, việc uống nước cốt chanh nguyên chất vào buổi sáng có thể “giải độc gan”, “tăng sức đề kháng”, “kiềm hóa máu” và thậm chí “tiêu diệt tế bào ung thư”. Một số người theo trào lưu còn khuyên pha chanh với muối, tỏi, mật ong, thậm chí là nước nóng ở nhiệt độ cao, uống hàng ngày thay cho thuốc. Có tài khoản còn khẳng định: “Không cần thuốc men, chỉ cần uống nước chanh mỗi sáng là đủ khỏe mạnh cả đời”.

Ảnh 2.

Những "lời đồn" về nước cốt chanh chữa "bách bệnh" có đúng không? Ảnh: ST

Đọc thêm:

- Uống nước vỏ chanh đun sôi có tốt không?

6 hiểu lầm về tác dụng của nước chanh đối với sức khỏe

Không dừng lại ở việc uống, một số người còn chia sẻ những các mẹo “chữa bệnh” bằng việc sử dụng nước chanh, như nhỏ trực tiếp vào tai, mũi, họng, thậm chí cả vào mắt. Dù cảm thấy cay xót, khó chịu khi nhỏ nước chanh vào mũi hay mắt, nhưng những người này vẫn tin rằng, làm như vậy giúp đẩy dịch ra ngoài, giúp thông mũi và sáng mắt, trị được mắt lẹo.

Đỉnh điểm là nước cốt chanh còn được một người cho rằng có khả năng “trẻ hóa”. Trên trang cá nhân của một người cho hay bản thân 55 tuổi, mãn kinh 3 năm nhưng khi uống chanh liều cao (nước cốt chanh) đã có kinh trở lại.

Nước cốt chanh có phải "thần dược" như lời đồn? - Ảnh 1.

Ảnh: SKĐS

2. Nước cốt chanh có phải "thần dược"?

Giữa những luồng thông tin như vậy, bác sĩ Ngô Đức Hùng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (tài khoản là Hung Ngo) cũng đã có những ý kiến giải thích trên trang cá nhân.

Bác sĩ Ngô Đức Hùng phân tích: “Cơ thể người có hệ đệm giúp duy trì pH máu từ 7,35-7,45. Sự ổn định này nhờ lượng HCO3-tạo ra trong chuyển hóa, hoặc từ khí CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào. Trữ lượng hệ đệm thay đổi liên tục để giúp pH ổn định. Chỉ cần chúng chạy ra khỏi con số 7,35-7,45 là các triệu chứng bất thường xuất hiện. Kiềm hóa cơ thể cơ bản là trò lừa đảo, cứ thử tăng pH máu lên mà xem, đi cấp cứu ngay tắp lự. Thực dưỡng cho rằng nước cốt chanh chua lại kiềm hóa máu sau khi chuyển hoá. Tuy nhiên phải làm rõ vấn đề này kẻo nhiều người hiểu lầm”.

Theo bác sĩ Hùng, axit citric khi vào cơ thể, ngay lập tức nó sẽ được chuyển hóa thành CO2, nước và năng lượng (năng lượng gián tiếp do citric là thành phần phụ gia cho chuyển hoá tế bào, để tạo năng lượng cần nguyên liệu chính khác là axit amin và glucose). CO2 sinh ra nhanh chóng kết hợp với nước thành H+ và HCO3-. 

Ảnh 4.

Vậy nước cốt chanh có đầy axit citric có tác dụng kiềm hóa không? Ảnh: ST

“Vậy nước cốt chanh có đầy axit citric có tác dụng kiềm hóa không? Một vài nghiên cứu về chế độ ăn nhiều trái cây làm tăng pH nước tiểu. Nhưng không có bằng chứng làm kiềm máu. Uống nước cốt chanh liều cao, lượng axit citric dư thừa khiến hệ chuyển hoá cơ thể bị quá tải, gây toan chuyển hoá nhẹ. Và thế là HCO3 - giảm xuống do thận làm việc tốc lực thải H+ và HCO3 - ra ngoài. Lâu dài, canxi bị huy động từ xương ra gây loãng xương. Và nồng độ axit cao sẽ cộng gộp bào mòn niêm mạc dạ dày. Đương nhiên không thấy ngay được mà thời gian dài sau sẽ thấy.”, bác sĩ Hùng nêu quan điểm.

Ông cũng cho rằng, “tất cả hệ lụy về chuyển hoá này không thấy ngay được mà nó sẽ gặm nhấm cơ thể từ từ” và khẳng định “mọi biện pháp cực đoan đều gây nguy hiểm cho cơ thể”.


Tác giả: Allen