Mùa hè uống nước mía giải khát "cực đã" nhưng nhóm người này nên tránh xa kẻo "ôm bệnh"

Mùa hè uống nước mía giải khát "cực đã" nhưng nhóm người này nên tránh xa kẻo "ôm bệnh"
Nước mía là thức uống mùa hè cực phổ biến ở Việt Nam. Với vị ngọt mát đặc trưng, nước mía chiếm được sự yêu thích của nhiều người, từ già tới trẻ. Mặc dù uống nước mía tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên uống loại đồ uống này.

Trong Đông y, mía có tính mát, giúp cơ thể thanh nhiệt, thải độc và nâng cao miễn dịch. Nước mía có đường tự nhiên, giúp cơ thể có năng lượng, giảm mệt mỏi, đặc biệt là trong những ngày thời tiết nắng nóng như mùa hè. Uống nước mía tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết những trường hợp nào không nên uống nước mía hay uống nước mía bao nhiêu mỗi ngày để tốt nhất.

1. Tác dụng của nước mía đối với sức khỏe

Theo Times of India, uống nước mía có thể đem lại các lợi ích "bất ngờ" cho sức khỏe gồm:

- Giá trị dinh dưỡng dồi dào: Nước mía là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe chẳng hạn như canxi, magie, kali, sắt và các vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, C cùng các hợp chất có đặc tính chống oxy hóa gồm flavonoid, carotene đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của chúng ta.

Mùa hè uống nước mía giải khát "cực đã" nhưng nhóm người này nên tránh xa kẻo "ôm bệnh" - Ảnh 2.

Cây mía có tính mát, giúp cơ thể thanh nhiệt, thải độc và nâng cao miễn dịch (Ảnh: ST)

Đọc thêm:

+ Uống nước ép đu đủ xanh buổi sáng có lợi gì?

+ Mùa hè uống trà lạc tiên giúp chữa mất ngủ, thanh nhiệt và giải độc gan

- Tăng năng lượng: Mỗi 100 ml nước mía chứa khoảng 20,17 gam đường và thành phần chủ yếu gồm đường sucrose và một phần dextrose và fructose. Nhờ hàm lượng đường mía tự nhiên mà uống nước mía giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách nhanh chóng, giảm uể oải và mệt mỏi mà không cần caffeine hay chất tạo ngọt nhân tạo.

Kali dồi dào trong nước mía còn hỗ trợ cân bằng điện giải trong cơ thể, chính vì vậy mà nước mía luôn được xem là thức uống thanh nhiệt, giải khát hiệu quả cho mùa hè.

- Tốt cho tiêu hóa: Nước mía chứa các enzyme tự nhiên hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tại ruột tốt hơn. Ngoài ra, uống nước mía là một cách tăng cường quá trình hydrat hóa của cơ thể, giảm tình trạng táo bón cũng như ngăn ngừa sỏi thận.

- Đặc tính chống oxy hóa: Các flavonoid và carotene có trong nước mía có thể có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, có lợi trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim, tiểu đường,... do quá trình stress oxy hóa gây ra. Kết hợp với vitamin A và vitamin C còn có lợi cho làn da, cấp ẩm và giúp làn da sáng bóng, khỏe mạnh hơn.

Mùa hè uống nước mía giải khát "cực đã" nhưng nhóm người này nên tránh xa kẻo "ôm bệnh" - Ảnh 3.

Các flavonoid và carotene có trong nước mía có thể có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ (Ảnh: ST)

- Tăng cường miễn dịch: Uống nước mía cung cấp cho cơ thể lượng lớn vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như vitamin A, vitamin C, kali, phốt pho,... được xem như những yếu tố giúp củng cố hàng rào miễn dịch của cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh.

- Tốt cho tim mạch: Nước mía giàu kali có lợi cho sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ xơ vữa bằng cách giảm lượng cholesterol xấu và tăng tuần hoàn máu cơ thể.

2. Ai không nên uống nước mía?

Mặc dù uống nước mía tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên uống thức uống này. Nếu thuộc những nhóm người dưới đây, hãy cẩn thận với lượng nước mía mà bạn uống hoặc tránh uống nước mía nếu không muốn tình trạng bệnh nghiêm trọng, khó kiểm soát hơn:

- Người bị tiểu đường: Như đã nói, nước mía chứa lượng lớn đường tự nhiên. Nếu uống nhiều nước mía có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, gây bất lợi với bệnh nhân tiểu đường, tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng tim mạch, thần kinh, thận, mắt,...

Mùa hè uống nước mía giải khát "cực đã" nhưng nhóm người này nên tránh xa kẻo "ôm bệnh" - Ảnh 4.

Ai không nên uống nước mía? Ảnh: ST

- Người có bệnh tiêu hóa: Theo Đông y nước mía có tính mát nên uống nhiều dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy, khó chịu dạ dày, đầy hơi,... Nếu đang mắc bệnh tiêu hóa thì nên tránh uống, hạn chế việc tăng nặng triệu chứng bệnh.

- Mang thai uống nước mía được không? Câu trả lời là không. Phụ nữ mang thai nên tránh các thức uống có lượng cao, đặc biệt là các bà bầu có yếu tố tiểu đường thai kỳ hoặc bà bầu bị thừa cân, béo phì. Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng bất lợi cho bà bầu bao gồm tiền sản giật.

- Người mắc bệnh thận: Nước mía giàu kali, bản chất kali giúp cân bằng điện giải trong cơ thể. Nhưng với người mắc bệnh thận, vốn chức năng thận đang bị suy giảm, nếu tiêu thụ thức uống chứa nhiều kali như nước mía dễ tăng gánh nặng cho thận và khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

- Tương tác thuốc: Nước mía có thể gây ra một số tương tác thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc bổ,... Do đó, nếu đang dùng thuốc theo đơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước mía để tránh tương tác thuốc không mong muốn, ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.

Mùa hè uống nước mía giải khát "cực đã" nhưng nhóm người này nên tránh xa kẻo "ôm bệnh" - Ảnh 5.

Mùa hè nóng bức khiến nước mía cũng dễ nhiễm khuẩn hơn, đặc biệt nếu không được sơ chế và bảo quản đủ sạch sẽ (Ảnh: ST)

3. Ngộ độc khi uống nước mía

Mùa hè nóng bức khiến nước mía cũng dễ nhiễm khuẩn hơn, đặc biệt nếu không được sơ chế và bảo quản đủ sạch sẽ. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí East and Central African Journal of Pharmaceutical Sciences) về nước mía tươi, không tiệt trùng của các hộ kinh doanh vỉa hè có thể chứa tới 25 chủng vi khuẩn và 23 chủng nấm (15 chủng nấm men và 8 chủng nấm mốc). Trong đó, vi khuẩn E.coli có nguy cơ phát triển mạnh nếu nước mía không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Uống nước mía nhiễm vi khuẩn E.coli có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa từ nhẹ tới nghiêm trọng, thậm chí, một số loại E. coli gây bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như E. coli sản sinh độc tố Shiga (STEC), có thể đe dọa đến tính mạng. Đa số người bị nhiễm vi khuẩn E.coli gây bệnh đều bị tiêu chảy, đôi khi là tiêu chảy có lẫn máu và đau bụng dạng co thắt dạ dày (có thể nặng hơn) kèm theo nôn mửa.

Để giảm nguy cơ ngộ độc nước mía kém vệ sinh an toàn thực phẩm vào mùa hè, bạn nên chú ý tới vệ sinh của quán nước mía mà bạn uống: quan sát xem máy nước mía, dụng cụ lọc, bình đựng có đang thu hút ruồi nhặng "bâu" đầy xung quanh hay không, khu vực đặt máy ép có hợp vệ sinh hay không; chủ quán có rửa tay trước và sau khi ép nước mía không; cây mía có được rửa sạch đất, cát trước khi ép không, bề mặt cây mía có bị xỉn màu hay mốc không;....

Thêm vào đó, nếu thấy cây mía có lõi hay vệt màu đỏ sau khi dóc vỏ thì cần cẩn thận. Tuyệt đối không dùng mía có lõi màu đỏ để ăn hay ép nước. Nguyên nhân là do lượng đường trong mía cao, nếu bảo quản ở môi trường không phù hợp rất dễ sinh nấm mốc. Nấm mốc màu đỏ trong lõi mía là Arthrinium.

Mùa hè uống nước mía giải khát "cực đã" nhưng nhóm người này nên tránh xa kẻo "ôm bệnh" - Ảnh 6.

Uống bao nhiêu nước mía mỗi ngày là đủ? Ảnh: ST

Bản thân loại nấm này không độc, nhưng nó sản sinh ra chất độc thần kinh gọi là axit 3-nitropropionic, có thể gây ngộ độc cho con người chỉ với 0,5 gam. Trường hợp ngộ độc mía nhẹ thì nôn mửa, tiêu chảy; nghiêm trọng hơn có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, đe dọa tính mạng. Thậm chí, ngay cả khi may mắn được cứu sống thì cũng có thể để lại di chứng suốt đời.

4. Uống bao nhiêu nước mía mỗi ngày là đủ?

Người trưởng thành khỏe mạnh có thể uống nước mía mỗi ngày nhưng không nên uống quá một cốc một ngày. Khi uống nên chú ý tới các bất thường của sức khỏe để điều chỉnh lượng nước mía uống cho phù hợp.

Vào mùa hè, không nên uống nước mía ép sẵn để ở ngoài quá 20 phút, nước mía bị oxy hóa sẽ kém ngon hơn và nguy cơ có hại cho hệ tiêu hóa cũng tăng lên nếu không được bảo quản đúng cách. Tương tự, kể cả khi để nước mía trong tủ lạnh thì cũng không nên để trong thời gian dài, vài ngày mới uống dễ gây đau bụng, tiêu chảy phân lỏng.

Nguồn dịch tham khảo:

1. Sugarcane juice: 8 reasons everyone should have this healthy drink

2. Sohu


Tác giả: Allen