Loại sữa từ ong có vị chua và đắng nhưng lại rất tốt cho người bị ung thư và tiểu đường, giúp giảm cholesterol

Loại sữa từ ong có vị chua và đắng nhưng lại rất tốt cho người bị ung thư và tiểu đường, giúp giảm cholesterol
Sữa ong chúa chứa các chất dinh dưỡng có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể.

Sữa ong chúa là một chất màu trắng vàng do ong mật tiết ra để nuôi ấu trùng và ong chúa đang phát triển. Có chứa protein, đường và axit béo, sữa ong chúa là một chất bổ sung dinh dưỡng "tuyệt vời". 

1. Giá trị dinh dưỡng của sữa ong chúa

Theo Healthline, giá trị dinh dưỡng của sữa ong chúa bao gồm:

- 9 glycoprotein được gọi là protein

- 2 axit béo axit trans-10-Hydroxy-2-decenoic và axit 10-Hydroxydecanoic

- Các loại vitamin: 

+ vitamin B1)

+ vitamin B2

+ Vitamin B5

+ Vitamin B6

+ Vitamin B3

+ Vitamin B9

+ Vitamin B8

+ Vitamin B7

Loại sữa từ ong có vị chua và đắng nhưng lại rất tốt cho người bị ung thư và tiểu đường, giúp giảm cholesterol - Ảnh 2.

Sữa ong chúa rất giàu vitamin (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: 

Lợi ích của trà gừng mật ong trong đẩy lùi bệnh tật

Tất tần tật những tác dụng của hoa đu đủ đực ngâm mật ong

2. Lợi ích của sữa ong chúa

Sữa ong chúa được biết là có hoạt tính chống oxy hóa , chống viêm và kháng sinh. Dưới đây là những lợi ích sức khoẻ tiềm năng của sữa ong chúa.

- Giảm cholesterol

Sữa ong chúa có chứa protein có thể làm tăng cholesterol HDL "tốt" (lipoprotein mật độ cao) và giảm cholesterol "xấu" LDL (lipoprotein mật độ thấp).

Chẳng hạn, trong một nghiên cứu nhỏ, 36 phụ nữ sau mãn kinh được cung cấp 150 mg sữa ong chúa mỗi ngày. Họ đã tăng 7,7% lượng cholesterol HDL ("tốt"), cũng như giảm 4,1% lượng cholesterol LDL ("có hại") và giảm 3% lượng cholesterol toàn phần. (1)

- Giảm huyết áp

Một số nghiên cứu đã chỉ ra các protein trong sữa ong chúa giúp thư giãn các tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch của bạn, từ đó làm giảm huyết áp. (2)

Khi kiểm soát được huyết áp, bạn cũng có thể bảo vệ sức khoẻ tim mạch và tuần hoàn tốt hơn.

Loại sữa từ ong có vị chua và đắng nhưng lại rất tốt cho người bị ung thư và tiểu đường, giúp giảm cholesterol - Ảnh 3.

- Điều chỉnh lượng đường trong máu

Sữa ong chúa cũng có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu và độ nhạy insulin bằng cách giảm căng thẳng oxy hóa và viêm.

Một nghiên cứu nhỏ kéo dài 6 tháng ở người đã chứng minh lượng đường trong máu lúc đói giảm 20% ở những người khỏe mạnh bổ sung sữa ong chúa hàng ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn hạn chế. (3)

- Tốt cho não bộ

Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy sữa ong chúa giúp cải thiện trí nhớ và giảm các triệu chứng trầm cảm ở chuột sau mãn kinh, có khả năng loại bỏ một số chất hóa học tích tụ trong não liên quan đến bệnh Alzheimer. (4,5,6)

Hầu hết các nghiên cứu này đều cho rằng tác dụng bảo vệ não và mô thần kinh là nhờ khả năng chống oxy hóa của sữa ong chúa.

- Tăng cường miễn dịch

Sữa ong chúa có thể tăng cường phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể bạn với vi khuẩn và virus lạ.

MRJP và axit béo trong sữa ong chúa được biết là có tác dụng thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn, có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng và hỗ trợ chức năng miễn dịch.

- Giảm tác dụng phụ của hóa trị ung thư

Sữa ong chúa có thể giảm tác dụng phụ của điều trị ung thư.

Hóa trị và các phương pháp điều trị ung thư khác có tác dụng phụ như suy tim, viêm và các vấn đề về đường tiêu hóa (GI).

Các nghiên cứu cho thấy sữa ong chúa có thể làm giảm đáng kể tổn thương tim do hóa trị liệu ở chuột, ngăn ngừa viêm niêm mạc ở người. (7,8)

Loại sữa từ ong có vị chua và đắng nhưng lại rất tốt cho người bị ung thư và tiểu đường, giúp giảm cholesterol - Ảnh 4.

- Chống lão hoá

Sữa ong chúa có thể làm chậm quá trình lão hóa theo nhiều cách.

Nghiên cứu trên động vật cho thấy, sữa ong chúa có thể làm tăng tuổi thọ và tăng khả năng nhận thức, có thể hỗ trợ tăng cường sản xuất collagen và bảo vệ da khỏi tổn thương da do tiếp xúc với bức xạ tia cực tím. (9,10,11)

- Giảm hội chứng tiền kinh nguyệt và mãn kinh

Một số nghiên cứu cho thấy sữa ong chúa có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt ( PMS ) và mãn kinh.

Mãn kinh làm giảm lượng hormone lưu thông có liên quan đến các tác dụng phụ về thể chất và tinh thần, chẳng hạn như đau đớn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và lo lắng.

Hội chứng tiền kinh nguyệt PMS là những thay đổi về tâm trạng, cảm xúc, sức khỏe thể chất và hành vi có thể xảy ra giữa thời điểm rụng trứng và thời điểm bắt đầu kỳ kinh của bạn.

- Chữa lành vết thương và phục hồi da

Sữa ong chúa - cả dùng bằng đường uống và bôi tại chỗ - có thể hỗ trợ chữa lành vết thương và các tình trạng viêm da khác.

Nó được biết là có tác dụng kháng khuẩn, có thể giữ cho vết thương sạch sẽ và không bị nhiễm trùng.

Ngoài những tác dụng nổi bật trên, sữa ong chúa còn có thể tăng tiết nước mắt và điều trị khô mắt mãn tính, chống viêm,...

Mặc dù có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng của sữa ong chúa, tuy nhiên các nghiên cứu còn hạn chế hoặc cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để đưa ra kết luận chính xác. Vì vậy, các lợi ích của sữa ong chúa chỉ mang tính tiềm năng,

3. Rủi ro sức khoẻ khi sử dụng sữa ong chúa

Sữa ong chúa thường được coi là an toàn và dung nạp tốt khi sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, việc sử dụng thực phẩm bổ sung như sữa ong chúa hoặc bôi lên da có thể gây ra các tác dụng phụ tiềm ẩn như:

- Protein sữa ong chúa có thể gây ra phản ứng dị ứng, thường xảy ra trong vòng vài phút sau khi sử dụng. Những người có nguy cơ cao bị dị ứng với sữa ong chúa như bệnh hen suyễn hoặc các bệnh dị ứng như bệnh chàm.

- Phát ban da

- Ho

- Tiêu chảy ra máu

- Khó chịu ở dạ dày

- Sữa ong chúa có thể tương tác với một số loại thuốc như Warfarin làm loãng máu, liệu pháp hormone, thuốc trị tiểu đường. Do vậy, bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng sữa ong chúa.

Ai không nên sử dụng sữa ong chúa?

Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em, những người mắc bệnh hen suyễn và bệnh chàm không nên hoặc thận trọng khi sử dụng sữa ong chúa.

Loại sữa từ ong có vị chua và đắng nhưng lại rất tốt cho người bị ung thư và tiểu đường, giúp giảm cholesterol - Ảnh 4.

Sữa ong chúa có thể gây dị ứng (Ảnh: Internet)

4. Liều lượng sử dụng

Không có liều lượng tiêu chuẩn cho việc bổ sung sữa ong chúa. Liều sữa ong chúa được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng dao động từ 150 đến 3.150 mg mỗi ngày, tùy thuộc vào phương pháp điều trị. Tuy nhiên, liều phổ biến nhất là 1.000 mg mỗi ngày trong tối đa 6 tháng.

Trên đây là những lợi ích, tác dụng phụ và liều lượng sử dụng sữa ong chúa. Bạn có thể pha loãng sữa ong chúa với nước ấm và uống vào buổi sáng giống như mật ong. Để làm tăng hương vị và dễ uống hơn, bạn có thể thêm một chút mật ong pha cùng với sữa ong chúa và nước ấm.

Nguồn tham khảo:

1. 12 Potential Health Benefits of Royal Jelly

2. Nutrition and Health Benefits of Royal Jelly


Tác giả: Vân Anh