Khoai lang là một loại thực phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày và có thể chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nếu để khoai lang quá lâu sẽ sinh ra hiện tượng khoai bị mọc mầm gây biến chất thực phẩm, khoai lang mọc mầm không còn nhiều giá trị dinh dưỡng, thậm chí khi ăn phải có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Nếu để khoai lang quá lâu, đặc biệt trong môi trường ẩm ướt thì khoai lang rất dễ mọc mầm. Về bản chất, khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nên bạn vẫn có thể chế biến bình thường. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn cần gọt bỏ sạch phần bị mọc mầm rồi ngâm với nước muối.
Xét về giá trị dinh dưỡng, khoai lang mọc mầm không còn nhiều vitamin và khoáng chất như trước nữa, mùi vị cũng thay đổi, không ngon và hấp dẫn như chưa bị mọc mầm..
Lưu ý: Khoai lang mọc mầm vẫn có thể ăn được nhưng khi trên củ khoai xuất hiện những vết mốc màu nâu hoặc đen thì chúng ta không nên ăn.
Khoai lang mọc mẩm không còn nhiều vitamin và khoáng chất như lúc chưa bị mọc mầm. (Nguồn ảnh: Internet)
Xem thêm:
- Ngộ độc thực phẩm: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý
- Bí quyết làm đẹp da từ khoai lang
Khoai lang mọc mầm tuy không sinh ra độc tố nhưng chúng lại dễ dàng bị nhiễm nấm mốc. Những loại nấm mốc sinh sản trên khoai mọc mầm sẽ khiến khoai lang có những đốm nâu hay đốm đen.
Quan sát nếu thấy trên thân củ khoai xuất hiện các đốm màu nâu hay đen thì có khả năng củ khoai đó đã bị nhiễm độc tố do nấm mốc sản sinh ra. Một số người khi ăn phải loại khoai này sẽ bị nôn mửa, đau bụng, chóng mặt, hoa mắt, ….
Do đó, những người có đường tiêu hóa yếu như người già, trẻ em thì không nên ăn khoai mọc mầm.
Theo các nhà nghiên cứu, khi khoai lang được bảo quản ở nơi có nhiệt độ khoảng 21 độ C trong vòng một vài tuần, đồng hồ sinh học của chúng sẽ báo "đã đến lúc nảy mầm!" Khi đó bạn sẽ thấy trên củ khoai lang nhú lên những mầm và thân màu tím. Quá trình nảy mầm của khoai lang sẽ diễn ra nhanh hơn khi nhiệt độ cao hơn.
Trái lại, nếu được bảo quản ở nhiệt độ từ 12 đến 14 độ C, khoai lang sẽ không mọc mầm. Tuy nhiên, để có thể bảo quản khoai lang tại nhà ở mức nhiệt này là rất khó. Đến đây bạn sẽ nghĩ tại sao không bỏ khoai lang vào tủ lạnh vì chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh cho đúng với mức nhiệt hoàn hảo để bảo quản khoai lang? Thực tế, nhiệt độ của tủ lạnh quá lạnh đối với khoai lang. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, kết cấu và mùi vị của khoai lang sẽ bị ảnh hưởng, khi chế biến sẽ không được ngon nữa. Vì vậy, bạn không nên bảo quản khoai lang trong tủ lạnh nhé!
Nếu bạn thích ăn mầm khoai lang, bạn có thể thử một số cách sau để kích thích khoai lang mọc mầm:
- Bảo quản khoai lang ở nơi có nhiệt độ khoảng 21 độ C và độ ẩm khoảng 80%.
- Đổ đầy nước vào một chiếc hũ rồi đặt nửa dưới của củ khoai lang lên chốc miệng hũ sao cho nửa dưới này ngập nước. Sau khoảng một tháng, bạn sẽ thấy khoai lang mọc rễ và mầm khoai bắt đầu nhú lên.
Bạn nên chọn những củ khoai còn tươi, cứng, không bị thâm, dập, không bị nứt thân. Nên mua những củ có kích thước vừa phải, không nên chọn những củ quá to vì thường thì củ to sẽ bị xơ nhiều hơn và ăn sẽ không ngon.
Nên chọn những củ khoai lang tươi, cứng, không bị thâm dập, nứt thân. (Nguồn ảnh: Kenh93)
Bạn nên để khoai ở nơi thoáng mát, tránh chỗ ẩm thấp và không được dùng túi nilon để bọc kín khoai. Bạn cũng không nên để khoai trong tủ lạnh vì nhiệt độ trong tủ lạnh sẽ khiến khoai bị héo, mất mùi vị và bị hỏng nhanh hơn.
Nên chế biến khoai lang theo phương pháp luộc, nướng hoặc nấu. Hạn chế ăn khoai lang xào hoặc khoai lang rán vì khi chiên với dầu mỡ, hàm lượng tinh bột trong khoai lang sẽ bị biến tính khiến khó tiêu hóa gây khó tiêu, đầy hơi. Nếu ăn sống thì sẽ dễ bị đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.
Nên chế biến khoai lang theo phương pháp luộc, nướng hoặc nấu. (Nguồn ảnh: Internet)
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn đọc hiểu hơn về khoai lang mọc mầm, cách xử lý khoai lang mọc mầm và tác hại có thể gặp phải khi ăn loại khoai này.