15 công thức nước lá tía tô uống phòng và chữa bệnh

15 công thức nước lá tía tô uống phòng và chữa bệnh
TS.BSCKII. Trần Ngọc Quế, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Quảng Bình cho biết, nước lá tía tô phối hợp với các vị thuốc nam khác, mang lại nhiều lợi ích trong phòng và chữa bệnh…

Trong dân gian người ta phân biệt tía tô có hai loại: loại lá màu đỏ (Perilla ocymoides var.) và loại lá tía tô có màu xanh (purpurascens).

Tía tô là loại cây thân thảo sống hàng năm thuộc họ Lamiaceae, giống như hầu hết các loại cây thuộc họ Lamiaceae, nó có tinh dầu thơm dễ bay hơi, thường được dùng để chiết xuất hương liệu, làm thuốc hoặc làm gia vị trong nấu ăn. Trong số đó, các loại tía tô phổ biến có thể được chia thành hai loại tía tô đỏ (Perilla ocymoides var.) và tía tô xanh (purpurascens), hai loại tía tô có màu sắc khác nhau và công dụng cũng khác nhau.

Sự khác biệt giữa tía tô đỏ và tía tô xanh

Chúng ta nhìn mắt thường cũng nhìn thấy tía tô hai màu sắc khác nhau. Ngoài màu sắc là điểm phân biệt cơ bản nhất, kết cấu và mùi thơm cũng có thể được dùng để phân biệt.

Dưới đây là một số công thức uống nước lá tía tô, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc, tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, khích thích tiêu hóa, giúp ngủ ngon hơn, chống mệt mỏi, chữa cảm cúm, viêm họng, chống lão hóa, làm đẹp da...

Tía tô đỏ

có hương vị đậm đà hơn nên ít người ăn sống trực tiếp mà hầu hết được người ra chế biến thành món ăn. Ngoài ra còn được dùng làm thành vị thuốc. Còn tía tô xanh được người ta ăn sống như một loại rau gia vị.

Tía tô đỏ giàu anthocyanin, hai mặt lá của nó đều có màu đỏ tím, mép lá hình cưa. Loại này có mùi thơm đậm đà đặc trưng. Trong y học cổ truyền dùng loại tía tô đỏ này để làm thuốc và là thuốc nhuộm thực phẩm tự nhiên. Ngoài ra, ở Nhật Bản còn dùng tía tô đỏ để làm nước giải khát có vị chua chua, ngọt ngọt vô cùng lạ miệng.

Uống nước tía tô cần lưu ý gì?- Ảnh 1.

Nước tía tô tốt cho sức khỏe tuy nhiên không nên dùng quá nhiều

Tía tô xanh

Có mùi thơm tươi mát, rất thích hợp để ăn sống. Tía tô xanh thường thấy trong ẩm thực Nhật Bản và Hàn Quốc, như trong các món ăn sashimi của Nhật Bản, tía tô xanh là loại rau gia vị không thể thiếu, giúp làm giảm bớt mùi tanh của hải sản tươi sống của các món ăn truyền thống của người Nhật.

Ở Hàn Quốc, người ta có phong tục dùng tía tô xanh để bọc thịt nướng, hoặc ngâm tía tô với nước sốt cay Hàn Quốc, hành băm, gừng, tỏi, mè trắng, nước tương, đường và các gia vị khác để làm món ăn kèm.

Tóm lại, dựa vào màu sắc, mùi thơm và công dụng của tía tô đỏ và tía tô xanh có thể khẳng định là công dụng của tía tô đỏ tốt hơn. Tuy nhiên, mỗi một loại sẽ có tác dụng tốt nhất với tùy vào mục đích sử dụng cho từng cá thể.

Đọc thêm:

Đắp lá tía tô có tác dụng gì? Gợi ý một số mẹo làm đẹp từ lá tía tô

Người có sức khỏe bình thường uống nước lá sen thế nào có lợi?

15 công thức nước lá tía tô uống phòng và chữa bệnh

Dưới đây là một số công thức uống nước lá tía tô, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc, tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, khích thích tiêu hóa, giúp ngủ ngon hơn, chống mệt mỏi, chữa cảm cúm, viêm họng, chống lão hóa, làm đẹp da...

1. Nước lá tía tô  mật ong

  • Tía tô: 30 gam
  • Mật ong: 10 ml
  • Nước: 150 ml

Cách làm: Cho lá tía tô đun sôi 2 phút, pha mật ong, uống ấm. Ngày uống 1- 2 lần.

Bác sĩ chỉ cách dùng tía tô và mật ong để hỗ trợ giảm cân

Nước lá tía tô mật ong giúp bồi bổ cơ thể, khích thích tiêu hóa, làm đẹp da…

2. Tía tô - đường phèn

  • Tía tô: 35 gam
  • Đường phèn: 5 - 10 gam (1 – 2 cục nhỏ)
  • Nước: 150 ml

Cách làm: Cho lá tía tô đun sôi 2 phút, rót ra cốc cho đường phèn vào khuấy đều, để nguội uống ấm. Ngày uống 1- 2 lần.

3. Tía tô – củ sả - đường phèn

  • Tía tô: 30 gam
  • Củ sả: 02 củ
  • Đường phèn: 5 - 10 gam (1 – 2 cục nhỏ)
  • Nước: 150 ml

Cách làm: Cho củ sả vào đun sôi 3 phút, rồi cho lá tía tô vào đun sôi thêm 2 phút, rót ra cốc, cho đường vào khuấy đều, để nguội pha mật ong, uống ấm. Ngày uống 1- 2 lần.

4. Tía tô – củ sả- mật ong

  • Tía tô: 30 gam
  • Củ sả: 02 củ
  • Mật ong: 10 ml
  • Nước: 150 ml

Cách làm: Cho củ sả vào đun sôi 3 phút, rồi cho lá tía tô đun sôi thêm 2 phút, rót ra cốc, cho mật ong vào khuấy đều, uống ấm. Ngày uống 1- 2 lần.

5. Tía tô – quả chanh – mật ong

  • Tía tô: 50 gam
  • Chanh: 01 quả (vừa)
  • Mật ong: 15 ml
  • Nước: 150 ml

Cách làm: Cho lá tía tô đun sôi 2 phút, rót ra cốc, cho mật ong, vắt chanh vào khuấy đều, để nguội, uống ấm. Ngày uống 1- 2 lần.

6. Tía tô – chanh – đường phèn

  • Tía tô: 50 gam
  • Chanh: 01 quả (vừa)
  • Đường phèn: 10 gam
  • Nước: 150 ml

Cách làm: Cho lá tía tô đun sôi 2 phút, rót ra cốc, cho đường phèn, vắt chanh vào khuấy đều, để nguội, uống ấm. Ngày uống 1- 2 lần.

7. Tía tô – sâm đại hành - đường phèn

  • Tía tô: 50 gam
  • Sâm đại hành: 2 củ (khoảng 12 gam)
  • Đường phèn: 10 gam
  • Nước: 150 ml

Cách làm: Sâm đại hành rửa sạch, thái mỏng cho ráo nước rồi đun sôi 5 phút, cho lá tía tô đun sôi thêm 2 phút, rót ra cốc, cho đường phèn vào khuấy đều, để nguội, uống ấm. Ngày uống 1- 2 lần.

8. Tía tô - lá xạ đen - đường phèn

  • Tía tô: 50 gam
  • Lá xạ đen tươi: 20 gam
  • Đường phèn: 10 gam
  • Nước: 150 ml

Cách làm: Cho lá xạ đen vào đun sôi 5 phút, cho thêm lá tía tô đun sôi thêm 2 phút, rót ra cốc, cho đường phèn vào khuấy đều, để nguội, uống ấm. Ngày uống 1- 2 lần.

9. Tía tô – lá bỏng – mật ong

  • Tía tô: 50 gam
  • Lá bỏng: 50 gam
  • Đường phèn: 10 gam
  • Nước: 150 ml

Cách làm: Lá bỏng rửa sạch, đun sôi 5 phút, cho lá tía tô đun sôi thêm 2 phút, rót ra cốc, cho đường phèn, vào khuấy đều, để nguội, uống ấm. Ngày uống 1- 2 lần.

10. Tía tô – lá kim ngân hoa – mật ong

  • Tía tô: 50 gam
  • Lá kim ngân hoa: 20 gam
  • Mật ong: 10 – 15 ml
  • Nước: 150 ml

Cách làm: Cho lá kim ngân hoa đun sôi 5 phút, cho lá tía tô đun sôi thêm 2 phút, rót ra cốc, cho mật ong vào khuấy đều, để nguội, uống ấm. Ngày uống 1- 2 lần.

11. Tía tô – nha đam – mật ong

  • Tía tô: 30 gam
  • Nha đam: 01 lá (khoảng 30 gam)
  • Mật ong: 10 – 15 ml
  • Nước: 150 ml

Cách làm: Nha đam gọt cạnh, thái mỏng, đun sôi 5 phút, cho lá tía tô đun sôi thêm 2 phút, rót ra cốc, cho mật ong vào khuấy đều, để nguội, uống ấm. Ngày uống 1- 2 lần.

3 đối tượng không nên uống nước lá tía tô và thời điểm uống tốt nhất để  giải nhiệt, đẹp da

Nước lá tía tô có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

12. Tía tô – đỏ ngọn – mật ong

  • Tía tô: 30 gam
  • Lá đỏ ngọn: 15 gam.
  • Mật ong: 10 – 15 ml
  • Nước: 150 ml

Cách làm: Lá đỏ ngọn đun sôi 5 phút, cho lá tía tô đun sôi thêm 2 phút, rót ra cốc, cho mật ong vào khuấy đều, để nguội, uống ấm. Ngày uống 1- 2 lần.

13. Tía tô – lá mật gấu – mật ong

  • Tía tô: 30 gam
  • Lá đỏ ngọn: 5 gam.
  • Mật ong: 10 – 15 ml
  • Nước: 150 ml

Cách làm: Lá mật gấu thái nhỏ, đun sôi 5 phút, cho lá tía tô đun sôi thêm 2 phút, rót ra cốc, cho mật ong vào khuấy đều, để nguội, uống ấm. Ngày uống 1- 2 lần.

14. Tía tô – lá mơ – mật ong

  • Tía tô: 30 gam
  • Lá mơ lông: 5 gam.
  • Mật ong: 10 – 15 ml
  • Nước: 150 ml

Cách làm: Lá mơ lông thái nhỏ đun sôi 5 phút, cho lá tía tô đun sôi thêm 2 phút, rót ra cốc, cho mật ong vào khuấy đều, để nguội, uống ấm. Ngày uống 1- 2 lần.

15. Tía tô – lá xá xị – mật ong

  • Tía tô: 30 gam
  • Lá xá xị: 15 gam.
  • Mật ong: 10 – 15 ml
  • Nước: 150 ml

Cách làm: Lá xá xị, lá tía tô cho vào nước cho đun sôi 3phút, rót ra cốc, cho mật ong vào khuấy đều, để nguội, uống ấm. Ngày uống 1- 2 lần.

Các thời điểm tốt nhất nên uống nước lá tía tô là: Uống trước bữa ăn sáng 15-30 phút, trước 2 bữa chính khoảng 10-20 phút và uống trước khi đi ngủ 60 phút. Đây là các thời điểm cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng, khoáng chất tốt nhất có trong lá tía tô, giúp tiêu mỡ thừa, giảm cân, làm sáng da, ngủ ngon và chống lão hóa da.

Những lưu ý khi dùng tía tô

Vì trong tía tô có độc tính nhất định nên khi sử dụng cần phải lưu ý:

- Không nên ăn quá nhiều lá tía tô, vì trong tía tô có chứa một lượng lớn axit oxalic, khi axit oxalic gặp canxi và kẽm trong cơ thể con người sẽ tạo thành canxi oxalat và kẽm oxalat. cơ thể con người sẽ làm tổn thương hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và chức năng tạo máu của con người.

- Tuyệt đối không ăn cá diếc nấu chung với lá tía tô vì có thể trúng độc gây ra lở loét.

- Nếu dùng tía tô trong thời gian dài, người bị tỳ vị hư sẽ có triệu chứng tiêu chảy. Những người bị khí hư, âm hư không nên ăn tía tô.

- Tía tô có tính cay nồng, tính ấm, người bị phong hàn (có triệu chứng sốt nặng, ớn lạnh, ra mồ hôi, khát nước…), nhất là những người nóng nảy, những người khí yếu, mệt mỏi, thường xuyên cảm lạnh không nên dùng. Người bị sốt và đổ mồ hôi không nên dùng.

- Tía tô còn có tác dụng nhất định trong việc làm tăng lượng đường trong máu nên người bệnh tiểu đường nên thận trọng khi sử dụng.


Tác giả: SK