Có thể biết, lá tía tô được biết là một loại lá cây rất quen thuộc đối với mọi người. Thông thường, lá tía tô được sử dụng để làm gia vị trong các món ăn hàng ngày. Ngoài ra, lá tía tô còn có thể được sử dụng như một biện pháp chăm sóc da. Vậy đắp lá tía tô có tác dụng gì? Đắp lá tía tô như thế nào là đúng cách?
Không phải ai cũng biết trong lá tía tô có các thành phần dưỡng chất rất tốt cho da, một số thành phần có tác dụng giúp dưỡng trắng đồng thời còn giúp xoá mờ vết nám trên da hiệu quả.
Lá tía tô có các loại vitamin như vitamin A, vitamin C, không những thế trong lá tía tô còn có các khoáng vi lượng như sắt, canxi, photphos, kẽm cũng như một số tinh dầu khác.
Điều này cho biết rằng, lá tía tô được sử dụng đúng cách có tác dụng giúp loại bỏ tế bào da chết trên da, đồng thời còn có tác dụng hiệu quả trong việc làm mờ nám, đồng thời giúp giảm sự tích tụ của melanin dưới da, giúp đẩy lùi vết nám cũng như tình trạng tàn nhang và sạm trên da.
Một số công dụng cụ thể của lá tía tô gồm:
- Lá tía tô được sử dụng để trị mụn. Như đã biết, trong lá tía tô có rất nhiều khoáng chất kháng khuẩn và chống viêm vì chứa nhiều axit linoleic. Chính vì thế, việc đắp mặt nạ bằng lá tía tô còn đem lại hiệu quả trị mụn một cách đáng kể, nhanh chóng.
Đọc thêm:
+ Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì đơn giản và hiệu quả nhất
+ Uống nước đậu đen có giúp trị mụn không?
- Chống lão hoá, sử dụng mặt nạ với lá tía tô đúng cách còn có tác dụng giúp giữ gìn tuổi trẻ trên da. Bởi vì lá tía tô rất giàu omega-3, đây là đặc tính làm dịu cũng như đem lại hiệu quả giúp bảo vệ làn da khỏi tình trạng bị oxy hoá.
Không chỉ vậy, lá tía tô còn giàu flavonoid, chất này có tác dụng giúp ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra cho các tế bào da, từ đó đem lại hiệu quả giảm thiểu nguy cơ lão hóa sớm trên da một cách đáng kể.
- Giữ ẩm và làm mịn da bằng lá tía tô. Có thể thấy, vì sở hữu hợp chất hoạt động như một tiền chất tự nhiên cho ceramides, lá tía tô còn đóng vai trò giúp duy trì hàng rào bảo vệ da, đồng thời giúp chống lại sự mất nước.
Từ đó có thể hiểu đơn giản rằng, việc đắp mặt nạ từ lá tía tô còn giúp cân bằng và tạo nên độ ẩm, ngoài ra còn giúp da khô mọng nước, ẩm và mịn hơn trông thấy.
Một số các biện pháp với đắp mặt nạ từ lá tía tô có tác dụng trị nám, trị mụn, dưỡng ẩm cho da và giúp da mềm mịn hơn được nhiều phụ nữ áp dụng. Không những thế, mặt nạ với lá tía tô còn là cách đơn giản, dễ thực hiện và có chi phí thấp.
Gợi ý một số công thức làm đẹp từ lá tía tô như sau:
Nám da được biết đến là tình trạng khi trên da xuất hiện các mảng nâu, hơn nữa tình trạng này còn xuất hiện do gia tăng sắc tố melanin trên da. Đặc biệt, nám thường xảy ra ở phụ nữ khiến chị em tự ti hơn về làn da của mình.
Thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 nhúm lá tía tô sau đó ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút sau đó vớt ra.
- Cần xay nhuyễn lá tía tô vừa ngâm với nước muối rồi chắt lấy nước cốt.
- Tiếp đến, sử dụng nước ấm để rửa sạch da mặt với mục đích làm thông thoáng lỗ chân lông, đồng thời còn giúp kích thích da hấp thu được các dưỡng chất.
- Sau đó thoa trực tiếp phần nước cốt lá tía tô vừa xay được lên mặt, thực hiện massage nhẹ nhàng giúp cho tinh chất được thẩm thấu.
- Cần giữ cho lớp mặt nạ vối nước cốt lá tía tô với thời gian khoảng 10 phút sau đó mới rửa lại sạch mặt với nước.
Đắp lá tía tô có tác dụng gì đối với làn da thì đối với công thức trên, đắp lá tía tô có tác dụng hỗ trợ điều trị nám da hiệu quả nếu mỗi tuần người sử dụng kiên trì dùng từ 2 đến 3 lần.
Thực hiện mặt nạ tía tô với chanh đem lại hiệu quả giúp da trắng sáng hơn và trị nám da tốt.
- Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô sau đó rửa sạch. Chuẩn bị thêm 2 thìa nước cốt chanh tươi.
- Sau đó có thể xay hoặc giã nhuyễn lá tía tô.
- Tiếp đến, trộn nước cốt chanh với lá tía tô vừa được xay nhuyễn.
- Trước khi đắp hỗn hợp vừa trộn được lên mặt cần rửa sạch mặt với nước ấm, đặc biệt đối với vùng da xuất hiện nám.
- Thực hiện để nguyên khoảng 10 phút hỗn hợp trên mặt sau đó cần rửa lại sạch mặt với nước mát với mục đích giúp se khít lỗ chân lông hiệu quả.
- Nên thực hiện đắp mặt nạ tía tô và chanh khoảng 2 đến 3 lần mỗi tuần.
Chuẩn bị hai nguyên liệu chính là tía tô và hai mật ong, cần rửa sạch lá tía tô.
- Quá trình thực hiện diễn ra như sau, cũng rửa sạch lá tía tô sau đó xay hoặc giã nát rồi đem nước cất về bôi lên mặt.
- Tương tự như cách ở trên cần rửa sạch mặt bằng nước ấm sau đó mới đắp nước cất từ lá tía tô vừa được chuẩn bị lên da.
- Thời gian lưu mặt nạ với lá tía tô cần được trên da khoảng 10 đến 15 phút sau đó cũng rửa lại sạch da mặt.
Lưu ý, đối với mặt nạ lá tía tô thì cần sử dụng nước ấm để rửa lại mặt cho sạch sau đó sử dụng thêm khăn mềm để lau khô mặt.
- Tiếp đến mới bôi đều mặt ong nguyên chất được chuẩn bị lên da mặt, đặc biệt đối với vùng da bị nám và thư giãn 10 phút.
Thực hiện đều đặn có thể đem đến hiệu quả trị nám, không những thế còn giúp da sáng mịn, hồng hào hơn.
Có thể thấy với khả năng làm dịu vết thương, ngoài ra còn có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn thì muối và tía tô còn có tác dụng tốt đối với người đang điều trị mụn.
Mặt nạ tía tô và muối còn có tác dụng trị mụn ẩn, mụn đầu đen hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu gồm 1 nhúm nhỏ lá tía tô và muối hạt hoặc có thể sử dụng khoảng 50 ml nước muối sinh lý.
Cách thực hiện như sau, đem lá tía tô để giã và lá tía tô và muối thật nát. Tiếp đến, rửa sạch mặt với nước ấm và dùng cả bã lẫn nước cốt từ lá tía tô với muối hạt bôi lên các đầu nhân mụn.
Thời gian đắp mặt nạ lá tía tô với muối hạt trên da mặt khoảng 5 đến 10 phút rồi rửa sạch mặt lại với nước.
Có thể thực hiện từ 2 đến 4 lần mỗi tuần để đem lại hiệu quả giúp đẩy lùi mụn trên da mặt.
Lưu ý khi sử dụng lá tía tô để điều trị mụn:
- Dù lá tía tô lành tính và an toàn tuy nhiên lưu ý không nên lạm dụng, điều này còn có thể khiến da bị tấy đỏ.
- Đối với trường hợp da bị mụn viêm nặng, việc sử dụng lá tía tô khó có thể chữa khỏi mụn trên da hoàn toàn. Tốt hơn hết nên kết hợp với các biện pháp khác hoặc tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ da liễu.
- Tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì lá tía tô nhạy cảm với tia UV có thể khiến da sạm đen hơn.
- Trường hợp da bị kích ứng nên thoa một lượng nhỏ trên da để kiểm tra trước khi sử dụng lá tía tô để điều trị mụn trên da.
- Các trường hợp sử dụng lá tía tô khiến tình trạng da bị mụn, sưng đỏ hoặc nặng hơn có thể ngừng thực hiện và tốt hơn hết nên thăm khám bác sĩ da liễu để có các biện pháp chăm sóc da và xử lý da phù hợp hơn.
Với những thông tin trên, hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về đắp lá tía tô có tác dụng gì và công dụng của đắp lá tía tô để có làn da sáng mịn, khoẻ. Lưu ý, không nên quá lạm dụng đặc biệt là khi da đang có các tình trạng mụn, nhọt, sưng, tấy,... cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.