3 mẹo cho bữa trưa để tăng cường miễn dịch chống lại Covid-19 và các bệnh nhiễm trùng khác

3 mẹo cho bữa trưa để tăng cường miễn dịch chống lại Covid-19 và các bệnh nhiễm trùng khác
Số ca mắc bệnh cúm A đang gia tăng, các bệnh viêm màng não virus đang vào mùa kèm theo biến chủng mới Covid-19 diễn biến phức tạp đòi hỏi dân văn phòng cần bổ sung các thực phẩm tăng cường miễn dịch vào bữa trưa hơn.

Sống chung với hàng triệu loại virus, một vài trong số đó thậm chí còn dẫn đến đại dịch toàn cầu, giờ đây chúng ta đã hiểu rằng những sinh vật siêu nhỏ này sẽ không hoàn toàn biến mất và chúng ta phải học cách sống chung với chúng. Để làm được điều đó, chúng ta cần một hệ miễn dịch thật tốt.

Không cần phải nói thêm về việc có một chế độ ăn tốt sẽ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn cũng như tăng cường sức đề kháng để chống lại sự xâm nhập của virus hay vi khuẩn, đặc biệt là khi cúm A, viêm màng não hay Covid-19 và các bệnh nhiễm trùng khác đang diễn biến phức tạp hơn.

Dân văn phòng có nguy cơ lây nhiễm bệnh do thời gian làm việc trong môi trường kín có hệ thống thông gió không đủ tốt hay tiếp xúc với các bề mặt có virus mầm bệnh không vệ sinh tay,... Hoặc thói quen ăn uống không lành mạnh cũng khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm và dễ mắc bệnh hơn.

1. Phân loại thức ăn

Chuẩn bị hộp cơm trưa với nhiều ngăn hoặc nhiều tầng - điều này đồng nghĩa với việc bạn chuẩn bị đủ và phân loại nhóm chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể giúp duy trì quá trình trao đổi chất cũng như tăng cường miễn dịch. Các nhóm chất cần thiết cho cơ thể hàng ngày bao gồm:

- Nhóm bột đường: đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động

- Nhóm chất đạm: nhóm chất đạm giúp cung cấp các thành phần thiết yếu để xây dựng nên cơ thể, đảm bảo cơ thể tăng trưởng và duy trì nhiều hoạt động sống, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật nói chung và các bệnh nhiễm trùng nói riêng. Cần kết hợp ăn cả đạm động vật và đạm thực vật

3 mẹo cho bữa trưa để tăng cường miễn dịch chống lại Covid-19 và các bệnh nhiễm trùng khác - Ảnh 2.

Chuẩn bị đủ và phân loại nhóm chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể giúp duy trì quá trình trao đổi chất cũng như tăng cường miễn dịch (Ảnh: Internet)

- Nhóm chất béo ( bao gồm mỡ động vật và dầu thực vật): giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và tăng trưởng, hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D, E, K. 

- Nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả...): nhóm này giúp cung cấp các yếu tố vi lượng cũng như các chất bảo vệ, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và chống lại bệnh tật ở mọi lứa tuổi.

Nếu bạn đang giảm cân hay băn khoăn tới việc ăn uống quá nhiều khiến bạn tăng cân, bạn cần thiết lập chế độ ăn phù hợp với tình trạng của mình nhưng vẫn cần duy trì đủ nhóm dưỡng chất thiết yếu kể trên. Liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lên thực đơn.

Điều quan trọng không phải là lấp đầy hộp đựng cơm trưa mà là chuẩn bị đủ khẩu phần ăn với đủ nhóm chất cần thiết cho cơ thể.

Những thực phẩm làm suy giảm hệ miễn dịch cần tránh

Tất nhiên, ngoài việc bổ sung các thực phẩm theo các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu thì tránh hoặc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có thể làm suy giảm hệ miễn dịch cũng quan trọng không kém, chúng bao gồm:

- Đường

- Muối

- Thực phẩm giàu chất béo omega-6

- Đồ chiên rán

- Thịt nướng, thịt qua chế biến

- Thức ăn nhanh

- Thực phẩm chứa các chất phụ gia

- Carbs tinh chế kỹ

- Thực phẩm giàu chất béo bão hòa

- Thực phẩm và đồ uống có chứa chất làm ngọt nhân tạo.

Đọc thêm10 loại thực phẩm có thể làm suy yếu hệ miễn dịch cần tránh thời điểm giao mùa

2. Đừng quên đồ ăn nhẹ

Có nhiều món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe, vừa giúp bạn "dỗ chiếc bụng đang đói vào bữa chiều" vừa giúp bạn bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, bao gồm cả tăng cường sức đề kháng.

3 mẹo cho bữa trưa để tăng cường miễn dịch chống lại Covid-19 và các bệnh nhiễm trùng khác - Ảnh 3.

Có nhiều món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Các món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe có thể là các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, thanh năng lượng hay thậm chí là salad rau củ,... Đọc thêm 8 thực phẩm giàu protein cho người giảm cân vào bữa phụ để biết thêm.

3. Nước

Đừng quên uống nước. Nước chiếm tới 70% khối lượng cơ thể và nếu bạn ngồi trong văn phòng bật điều hòa thì việc bổ sung nước lại càng quan trọng do nguy cơ mất nước cao hơn.

Nước được biết đến là cần thiết cho mọi chức năng trong cơ thể, vì thế mà khi bạn mất nước, quá trình trao đổi chất của bạn đương nhiên sẽ bị chậm lại và cùng lúc đó mức năng lượng của bạn cũng vậy.

3 mẹo cho bữa trưa để tăng cường miễn dịch chống lại Covid-19 và các bệnh nhiễm trùng khác - Ảnh 4.

Nước chiếm tới 70% khối lượng cơ thể và nếu bạn ngồi trong văn phòng bật điều hòa thì việc bổ sung nước lại càng quan trọng do nguy cơ mất nước cao hơn (Ảnh: Internet)

Uống đủ nước có thể cung cấp cho cơ thể những gì cần thiết để bạn có thể cảm thấy các cơ quan vận hành trơn tru nhất.

Nếu việc chỉ uống nước lọc có thể khiến bạn nhàm chán, bạn có thể tìm kiếm một nguồn hydrat hóa khác như sữa tách bơ hay sữa bơ mặn vào bữa trưa của mình hoặc một chai nước detox chẳng hạn.

Nhìn chung, không chỉ là chế độ ăn mà việc tăng cường hệ miễn dịch đòi hỏi cả tập luyện và lối sống lành mạnh kèm theo các phương pháp bảo vệ cơ thể trước các nguồn nguy cơ có thể gây bệnh như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra ngoài,...

Nguồn dịch: Coronavirus: 5 Things You Should Have In Your Lunch Box For Strong Immunity Against COVID And Other Infections


https://suckhoehangngay.vn/3-meo-cho-bua-trua-de-tang-cuong-mien-dich-chong-lai-covid-19-va-cac-benh-nhiem-trung-khac-20220718161443389.htm
Tác giả: Allen