Nếu bạn đang gặp tình trạng mụn trứng cá và cảm thấy chúng tệ hơn khi thời tiết bắt đầu nắng nóng thì bạn không phải là người duy nhất gặp tình trạng này đâu.
Nhiệt độ nóng hơn dường như không ngăn cản việc chúng ta bôi kem chống nắng, kem dưỡng da, sữa dưỡng thể có chứa dầu để giữ cho làn da của chúng ta sáng và luôn ẩm. Nhưng khi sự kết hợp giữa các sản phẩm chăm sóc da kết hợp với mồ hôi, bụi bẩn và các yếu tố khác, hỗn hợp đó có thể dẫn đến nhiều mụn hơn.
Đặc biệt là khi một số loại kem chống nắng hay dưỡng ẩm tạo ra một lớp phủ dày trên da có thể làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông và mụn trứng cá có thể phát triển nhiều hơn nữa.
Mặc dù mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và mụn trứng cá vẫn còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu gần đây thì chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của mụn trứng cá bên cạnh các yếu tố như mức độ sản xuất bã nhờn, vi khuẩn gây mụn, nội tiết tố, lỗ chân lông bị bít tắc và viêm nhiễm.
Trái cây khi được sấy khô có thể mất đi một phần dinh dưỡng và được coi là nguồn carbohydrate tinh chế với chỉ số đường huyết (GI) cao. Nói cách khác, nó đồng nghĩa với việc trái cây khô gây ra sự tăng lên đột biết của lượng đường trong máu và sau đó là sự gia tăng của nồng độ insulin.
Khi đó, một loạt các hormone có thể thúc đẩy sản xuất dầu và gây ra mụn. Điều này cũng đúng với các thực phẩm như bánh mì trắng, mì ống, bánh quy giòn, ngũ cốc.
Nghe có vẻ lành mạnh và được chị em đặc biệt yêu thích nhưng nước ép trái cây lại chứa nhiều đường và không có chất xơ. Tương tự như trái cây sấy khô thì khi uống nước ép trái cây, lượng đường máu tăng đột biến và tăng sản xuất bã nhờn và gây viêm nhiễm.
Vì thế lời khuyên là bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại nước ép trái cây mà thay vào đó nên ăn trực tiếp hoặc chọn các loại nước ép từ rau.
Đọc thêm:
- Nước ép dứa bao nhiêu calo? Lợi ích khi uống là gì?
- Nước ép bí đao có tác dụng gì đối với sức khoẻ?
Những người bị mụn thường có xu hướng tiêu thụ nhiều carbonhydrate tinh chế hơn những người ít hoặc không bị mụn (1). Các thực phẩm giàu carbonhydrate tinh chế gồm: bánh mì trắng hoặc các món tráng miệng làm bằng bột mì trắng; mì ống; cơm trắng; mì gạo; soda và các loại đồ uống có đường; chất làm ngọt như đường mía, siro cây thích, mật ong hoặc cây thùa,...
Một nghiên cứu (2) cho thấy rằng việc tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm nhiều đường hoặc chất béo có liên quan đến tỷ lệ nổi mụn cao hơn 54%, trong khi đồ uống có đường có tỷ lệ cao hơn 18%. Nguy cơ gia tăng này được giải thích là do ảnh hưởng của carbonhydrate tinh chế có liên quan tới đường huyết và insulin.
Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa các ản phẩm từ sữa với mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá ở thanh thiếu niên. Hai nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người trẻ tuổi thường xuyên uống sữa hoặc kem sữa có nguy cơ bị mụn trứng cá cao gấp 4 lần. Tuy nhiên cho tới nay các nghiên cứu này vẫn cần các đánh giá cao cấp hơn.
Loại đồ ăn lý tưởng với cả dân văn phòng hay trẻ thanh thiếu niên hay trẻ em này có liên quan chặt chẽ tới việc gây ra mụn trứng cá do nhiều calo, chất béo và carbonhydrate. Chúng bao gồm bánh mì kẹp thịt, sandwich, khoai tây chiên, xúc xích, thịt xông khói,...
Mặc dù các nhà khoa học chưa kết luận chắc chắn về cơ chế gây ra mụn trứng cá do thức ăn nhanh nhưng có giả thuyết cho rằng chúng có thể ảnh hưởng đến gen, thay đổi mức độ hormone theo cách thúc đẩy sự phát triển của viêm và mụn. Lưu ý là nghiên cứu này chỉ cho thấy các thói quen ăn uống kém lành mạnh như thức ăn nhanh và nguy cơ bị mụn chứ không chứng minh được rằng thức ăn nhanh gây ra mụn (3, 4, 5).
Sô cô la cũng được xếp vào danh sách thực phẩm bị nghi ngờ là nguyên nhân gây mụn trứng cá từ những năm 1920 nhưng cho tới nay vẫn có những mâu thuẫn từ các nghiên cứu xung quanh (6).
Một số nghiên cứu cho thấy nam giới dễ bị mụn trứng cá tiêu thụ 25g sô cô la đen (99%) mỗi ngày có số lượng tổn thương do mụn tăng lên chỉ sau 2 tuần (7). Một nghiên cứu khác năm 2014 thì cho thấy, khi uống một viên nang 100% ca cao hàng ngày có các tổn thương do mụn trứng cá hơn sau 1 tuần so với những người dùng giả dược (8).
Lý do thực sự khiến sô cô la làm tăng mụn trứng cá vẫn chưa rõ ràng nhưng có một giả thuyết rằng, sô cô la thúc đẩy bong tróc lớp ngoài cùng của da, từ đó khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào da hơn - góp phần gây ra mụn trứng cá (9).
Whey protein là một chất bổ sung vào chế độ ăn uống phổ biến, đặc biệt là ở người tập gym. Loại bột này giàu axit main leucine và glutamine. Theo một số nghiên cứu cũ thì các axit amin này khiến các tế bào da phát triển, phân chia nhanh hơn và điều này góp phần gây nổi mụn trứng cá bên cạnh việc kích thích cơ thể sản xuất ra lượng insulin và IGF-1 cao hơn, có liên quan tới sự phát triển của mụn trứng cá (10, 11).
Tuy nhiên các nghiên cứu này đều cần bổ sung thêm bằng chứng và mở rộng hơn trước khi kết luận rõ ràng do mới chỉ có một lượng nhỏ dữ liệu cung cấp.
Với trái cây, nhìn chung các loại trái cây có tính nóng sẽ dễ khiến bạn nổi mụn hoặc khiến tình trạng mụn thêm trầm trọng hơn. Chẳng hạn như mít, nhãn, na, sầu riêng, chôm chôm, xoài, đào, vải, mận.
Bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại trái cây này, đặc biệt là khi đang gặp tình trạng mụn sẵn có.
Tóm lại, một chế độ ăn uống lành mạnh có thể góp phần giảm nguy cơ viêm nhiễm và nổi mụn. Tuy nhiên bạn cần bổ sung thêm cách chăm sóc da mụn vào mùa hè đúng cách để ngăn ngừa tình trạng tồi tệ hơn.
Nguồn dịch: Top 6 Foods That Can Cause Acne