3 lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận

Tham vấn chuyên môn: -
3 lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận
Bị sỏi thận ngoài việc chú ý phòng tránh không để bệnh tiến trạng thêm mà chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Việc ăn gì, kiêng gì cũng ảnh hưởng trực tiếp đến

Sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiểu - sinh dục phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt.

Sỏi thận xuất phát từ nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân chủ yếu bao gồm rối loạn trao đổi chất khoáng, các chất khoáng không thể tan ra hết trong nước, lâu dần lắng đọng và kết tủa hình thành sỏi.

Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất (80-90%) là sỏi calci, gồm calci oxalate, calci phosphat và calci oxalate phosphat. Ngoài ra, những loại sỏi ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Nam giới dễ mắc sỏi thận hơn nữ giới.

Hiện nay, với sự ứng dụng của y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp loại bỏ sỏi thận ra bên ngoài cơ thể, hạn chế biến chứng. Các phương pháp thường thấy như tán sỏi qua da, tán sỏi bằng nội soi, phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi bằng tia laser...

Đối với các trường hợp không quá phức tạp, điều trị có thể loại bỏ hoàn toàn viên sỏi ra khỏi cơ thể, tuy nhiên tỷ lệ tái phát là vẫn có thể, do vậy quá trình ăn uống và chăm sóc sau điều trị vẫn cần được chú ý quan tâm nhiều hơn.

1. Nguyên tắc ăn uống khi bị sỏi thận

Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn calci để tránh bị sỏi thận, thật sự không phải vậy. Quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình phức tạp do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ do bị dư calci. Nhiều người ăn uống kham khổ, kiêng cữ canxi vẫn bị sỏi thận; ngược lại, nhiều người uống nhiều sữa, ăn nhiều tôm cua nhưng đâu có bị sỏi thận.

Do vậy khi bị sỏi thận, bệnh nhân không nên tùy tiện kiêng khem mà phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Kiêng khem sai cách chỉ khiến cơ thể thêm mệt mỏi, không có sức đề kháng, mất cân bàng canxi.

2. Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi thận

- Ăn ít thịt động vật: Bệnh nhân có thể ăn cá, hạn chế ăn tôm

- Ăn nhạt, hạn chế ăn đồ ăn tẩm ướp nhiều gia vị, muối như cà muối, cá khô, đồ chiên rán...Bạn nên cố gắng ăn nhạt để cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu.

- Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate: bao gồm các loại đậu, đậu phộng, bột cám, sô-cô-la, cà phê và trà đặc. Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là "tòng phạm" gây nên sỏi thận. Ví như rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalat nhất.

- Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò.

3. Bị sỏi thận nên dùng các thực phẩm sau

Trong chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận, bệnh nhân cũng nên chú ý một số nguyên tắc sau:

- Bổ sung nhiều nước - đây là nguyên tắc quan trọng nhất đối với bệnh nhân bị sỏi thận: Tùy vào thể trạng và mức hoạt động thể chất của mỗi người mà lượng nước đưa vào cơ thể cũng sẽ khác nhau. 

Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên uống từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc vẫn các loại trái cây, rau củ chứa nhiều nước. Uống nhiều nước giúp bệnh nhân đi tiểu, nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có.

- Ăn uống điều độ thực phẩm chứa calci như sữa, pho mai: Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, pho mai (khoảng 800 - 1.300mg calci). Không nên cắt giảm hoàn toàn thực phẩm chứa canxi vì chúng có thể gây mất cân bằng canxi trong cơ thể, gây loãng xương.

- Bệnh nhân bị sỏi thận nên tăng cường nhiều rau xanh (trừ rau muống) như: cải xoong, rau ngổ, rau mùi tàu hoặc râu ngô, artiso có công dụng làm mát, thanh nhiệt, giải độc...



Tác giả: TMH