Ngoài các công dụng của củ cải trắng trong phòng ngừa ho và cảm lạnh khi thay đổi thời tiết thì theo Đông Y, củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu, tiêu chảy, táo bón, tiểu đường, bảo vệ dạ dày, cao huyết áp và các vấn đề về tim mạch… Củ cải được dùng làm thuốc dưới dạng khô hoặc tươi đều được.
Mặc dù củ cải có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng cần lưu ý các vấn đề dưới đây để tận dụng đối đa lợi ích cũng như tránh các tác dụng phụ không mong muốn do kết hợp sai thực phẩm hoặc quá liều lượng.
- Thận trọng khi sử dụng củ cải trị ho làm thuốc cho trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai
Khi cần, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước đó. Không dùng bài thuốc củ cải trị ho có mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi, các bài thuốc từ củ cải khác có thể cân nhắc sử dụng cho trẻ trên 8 tháng tuổi
- Người đang mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, cơ thể gầy yếu không nên áp dụng các bài thuốc từ củ cải
- Nếu bạn đang cần xét nghiệm tìm máu trong phân, ăn củ cải có thể cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả
Đọc thêm:
+ Bổ sung vitamin K bằng 12 loại thực phẩm này
+ Lá củ cải trắng có ăn được không?
- Củ cải giàu vitamin K nên có thể khiến máu đông nhanh hơn bình thường, nếu bạn mắc một số bệnh lý nhất định như máu đông quá nhanh thì không nên ăn quá nhiều củ cải hoặc rau củ họ này
- Tương tự như vậy người bị bệnh thận cũng không nên ăn củ cải do thận của bạn đang bị tổn thương dẫn tới việc gặp khó khăn khi loại bỏ kali từ củ cải ra ngoài dẫn tới nhịp tim nhanh, yếu cơ, chuột rút hoặc cứng khớp.
- Củ cải trắng kỵ với các loại quả lê, táo, nho. Hàm lượng cetan đồng trong các loại quả này phản ứng với Axit cianogen trong củ cải có thể gây bướu cổ, suy tuyến giáp nặng
- Không ăn củ cải trắng với nhân sâm. Bởi củ cải có tính hàn, hạ khí còn nhân sâm giúp bổ khí. Sự kết hợp của chúng có thể triệt tiêu tác dụng lẫn nhau
- Không nên ăn củ cải với cà rốt. Bởi trong cà rốt chứa nhiều Enzym làm phân hủy vitamin C trong củ cải khiến củ cải giảm tác dụng
- Không ăn củ cải trắng với mộc nhĩ, đặc biệt là với những người có cơ địa nhạy cảm. Sự kết hợp giữa hai loại thực phẩm này có thể gây viêm da, dị ứng.
- Không nên ăn quá nhiều để tránh tình trạng rối loạn tiêu hoá, gây đau bụng. Đặc biệt là ở bà bầu
- Củ cải không gọt vỏ có ăn được không? Câu trả lời là có. Bạn có thể lựa chọn gọt vỏ hoặc không gọt vỏ, nhất là với củ cải non. Đừng quên cắt bỏ phần rễ và gốc lá
- Củ cải có thể được bảo quản trong tủ lạnh tới một tuần nếu bạn không rửa qua nước trước khi cất đi
- Củ cải trắng ăn sống được không? Củ cải trắng khi ăn sống sẽ tăng nguy cơ ngộ độc, kích thích niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên củ cải đỏ thì có thể ăn sống được, bạn có thể thêm củ cải đỏ vào các món salad để tận dụng tối đa nguồn folate từ thực phẩm này.
Các bài thuốc trị ho đờm từ củ cải hay các bài thuốc từ củ cải khác chỉ mang tính chất hỗ trợ, không sử dụng để thay thế phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định. Trong quá trình sử dụng bài thuốc từ củ cải, nếu có các triệu chứng hay dấu hiệu sức khỏe khác thường cần dừng lại và thăm khám bác sĩ để phát hiện sớm nguyên nhân.
Dưới đây là một số bài thuốc từ củ cải mà bạn có thể tham khảo trong mùa này:
+ Bài thuốc 1: Chuẩn bị 1kg củ cải trắng, 1kg lê tươi, 250 gam gừng tươi, 250 gam sữa. Đem các nguyên liệu rửa sạch, lê bỏ hạt, gừng và củ cải thái sợi nhỏ rồi vắt lấy nước để riêng. Cô đặc nước cốt của mỗi loại rồi thêm gừng, sữa và mật ong vào, khuấy đều tới khi sôi lại thì để nguội hỗn hợp. Uống ngày 2 lần, mỗi lần một thìa canh khoảng 10 - 15 ml pha với nước ấm. Bài thuốc này thích hợp với người bị ho nhiều, suy nhược cơ thể.
+ Bài thuốc 2: Chuẩn bị củ cải và cá diếc đem nấu canh ăn trong nhiều ngày có tác dụng chữa ho kéo dài, ho rát cổ, ho có đàm (đờm). Có thể thêm gừng vào canh cá diếc củ cải để khử mùi tanh và tăng tính ấm cho canh, ăn khi đói nếu bị lạnh bụng, ăn không tiêu, kém ăn và suy nhược cơ thể.
+ Bài thuốc 3: Chuẩn bị củ cải trắng luộc chín ép lấy nước đem uống, có thể hòa thêm đường để dễ uống hơn khi bị ho có đờm lẫn máu và ho do hen suyễn.
+ Bài thuốc 1: Chuẩn bị 500 gam - 1 kg củ cải cùng 250 gam quả trám đem sắc uống.
+ Bài thuốc 2: Chuẩn bị 1 - 2 củ cải còn tươi, đường phèn hoặc mật ong tùy ý. Đem củ cải trắng nạo vỏ sạch sẽ rồi cắt sợi trộn với đường phèn hoặc mật ong đã chuẩn bị. Sau đó bỏ tất cả vào lọ/hũ thủy tinh để qua đêm và chắt nước uống khi bị đau họng. Uống liên tục trong vài ngày để có hiệu quả.
+ Bài thuốc 1: Chuẩn bị 250 gam củ cải trắng, đường phèn, mật ong và một bát ăn cơm nước. Đem hỗn hợp đi sắc tới khi cô lại còn một nửa thì lấy để uống, củ cải thì để ăn. Ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trong 7 - 10 ngày để có hiệu quả. Bài thuốc này thích hợp để hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi.
+ Bài thuốc 2: Chuẩn bị 500 gam củ cải tươi rửa sạch đem luộc và ép lấy nước, uống ngày 1 lần để hỗ trợ chữa viêm khí quế quản mãn tính, sốt ho nhiều đờm.
+ Bài thuốc củ cải chữa trường hợp đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo, đường, mỡ: Chuẩn bị 100 gam gạo tẻ, 50 gam củ cải thái lát đem nấu thành cháo, thêm muối để dễ ăn hơn
+ Bài thuốc chữa các trường hợp đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu dùng món củ cải hầm nước gừng, có thể thêm bột gạo để nấu thành cháo để nguội rồi ăn
+ Bài thuốc tăng cường hệ tiêu hóa: Chuẩn bị 250 gam củ cải, 100 gam thịt lợn nạc, 250 gam bột gạo để làm bánh. Thêm các loại gia vị như hành, gừng, muối, dầu ăn vừa đủ để nhân bánh thơm ngon hơn.
...
Nguồn dịch tham khảo: Health Benefits of Turnips