Tinh dầu trong điều trị cảm lạnh và cúm mùa

Tinh dầu trong điều trị cảm lạnh và cúm mùa
Một số loại tinh dầu có tác dụng tăng cường miễn dịch, kháng virus và chống viêm mạnh mẽ thích hợp cho người bị cảm lạnh và cúm. Đặc biệt là các loại tinh dầu cũng giúp giữ ấm cơ thể hiệu quả trong mùa lạnh này.

Cảm lạnh gây các triệu chứng như đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ho,... và tinh dầu có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng này để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Nhớ rằng tinh dầu không giúp bạn nhanh khỏi bệnh hơn những sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

1. Các loại tinh dầu trong điều trị cảm lạnh và cúm

Theo Healthlinetinh dầu là một trong các phương pháp tự nhiên thay thế cho thuốc không kê đơn OTC và thậm chí là thuốc kê đơn - mặc dù không có quá nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tính hiệu quả của chúng trong việc chống lại cảm lạnh nhưng việc sử dụng để hỗ trợ điều trị cũng có thể đem lại một số tác dụng.

Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy hít hơi nước có pha tinh dầu hoa cúc giúp giảm triệu chứng cảm lạnh. Một nghiên cứu đơn lập năm 2010 theo Healthline cũng phát hiện ra rằng, tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng virus hiệu quả trong hỗ trợ điều trị cảm lạnh và cúm.

Cũng theo đánh giá này thì dầu khuynh diệp nhờ đặc tính kháng virus và kháng khuẩn nên trong lịch sử đã từng được sử dụng trong điều trị cảm lạnh thông thường. Dầu bạch đàn khi hít hoặc uống với thành phần cineole cũng có thể giúp chống lại virus gây bệnh và các vấn đề hô hấp như viêm phế quản một cách an toàn. Bạch đàn cũng từng được dùng để làm gạc mát khi bị sốt.

Dầu bạc hà được sử dụng làm thuốc thông mũi và hạ sốt tự nhiên nhờ chứa menthol - một thành phần có trong các loại thuốc bôi giảm tắc nghẹt mũi tại chỗ. Menthol trong tinh dầu bạc hà cũng từng được sử dụng trong nhiều loại thuốc ho để làm dịu cơn đau họng và giảm cường độ ho.

Tinh dầu tỏi khi kết hợp với tinh dầu chanh và quế hoặc tinh dầu tràm có tác dụng long đờm.

Hỗn hợp tinh dầu long não, tinh dầu tràm trà và tinh dầu bạch đàn cũng giúp giảm cảm giác xoang bị tắc nghẽn nhờ đặc tính kháng virus, long đờm và chống viêm.

Tinh dầu trong điều trị cảm lạnh mùa đông - Ảnh 2.

Ảnh: Kim Phụng

Đọc thêm:

- 10 loại tinh dầu giúp làm ấm cơ thể

- 10 loại tinh dầu giúp giảm ho và những lưu ý khi sử dụng

2. Sử dụng tinh dầu trị cảm lạnh và cúm thế nào?

Sử dụng tinh dầu không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe chẳng hạn như tinh dầu nguyên chất nếu uống phải có thể dẫn tới ngộ độc. Có một số khuyến nghị khi sử dụng tinh dầu trị cảm lạnh và cúm mà bạn có thể tham khảo như sau, theo Healthline:

- Xông hơi bằng tinh dầu

Nhỏ tối đa 7 giọt tinh dầu vào bát nước sôi hoặc nồi lớn nước nóng, sau đó nghiêng người cách bát khoảng cách vừa phải và trùm chăn lên xông tinh dầu để có hiệu quả hơn. Khi xông tinh dầu trị cảm lạnh và cúm, hãy nhắm mắt lại và thở bằng mũi không quá hai phút mỗi lần xông.

- Hít trực tiếp

Tinh dầu cũng có thể sử dụng ở dạng hít trực tiếp bằng cách ngửi từ chai hoặc nhỏ tối đa 3 giọt tinh dầu vào miếng bông hay khăn tay sạch và hít sâu vào. Một vài giọt vào gối trước khi đi ngủ cũng có thể giúp bạn dễ ngủ hơn - nghỉ ngơi đủ cũng góp phần giúp cơ thể có thời gian chống lại nhiễm trùng và nhanh hồi phục hơn.

- Ngâm mình trong bồn tắm với tinh dầu

Một cách thư giãn và giảm căng thẳng khi bị cảm lạnh thông thường hay bệnh cúm chính là ngâm mình trong bồn tắm có nhỏ từ 2 - 12 giọt tinh dầu và một thìa dầu nền.

- Bôi lên thái dương

Dầu bạc hà có tác dụng thư giãn và xoa dịu thần kinh nên có thể sử dụng để chấm lên thái dương sau khi pha loãng giúp giảm đau đầu do cảm lạnh thông thường và cúm gây ra.

Máy khuếch tán tinh dầu là một phương pháp hít tinh dầu ít trực tiếp hơn cũng được sử dụng khá phổ biến.

Tinh dầu trong điều trị cảm lạnh mùa đông - Ảnh 3.

Ảnh: Kim Phụng

3. Rủi ro và khuyến nghị

Tinh dầu thường an toàn khi được sử dụng ở liều thấp nhưng có tác dụng mạnh nên người sử dụng cần phải cẩn thận. Không nên uống tinh dầu trực tiếp vì có thể gây ngộ độc; không xoa tinh dầu nguyên chất chưa pha loãng lên da vì có thể gây bỏng, viêm da, ngứa và phát ban.

Để giảm nguy cơ kích ứng với tinh dầu trong hỗ trợ điều trị cảm lạnh thông thường và cúm, tốt nhất hãy pha loãng loại tinh dầu mà bạn định sử dụng với các dầu nền như dầu jojoba, dầu ô liu, dầu hạnh nhân, dầu dừa hoặc dầu hạt nho.

Ngoài ra, không nên sử dụng tinh dầu cho trẻ em và trẻ sơ sinh bị cảm, và ngay cả khi trẻ khỏe mạnh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định sử dụng cho trẻ. Không nên dùng dầu bạc hà cho trẻ dưới 6 tuổi, theo một nghiên cứu năm 2007 trên NCBI, menthol trong dầu bạc hà là nguyên nhân khiến trẻ bị vàng da và thậm chí là ngừng thở.

Hít tinh dầu với số lượng lớn trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn.

Nếu bạn đang mang thai hoặc đang mắc một bệnh lý nghiêm trọng khác, bạn không nên sử dụng tinh dầu cho tới khi tham khảo ý kiến bác sĩ.

4. Các phương pháp truyền thống điều trị cảm lạnh

Không có biện pháp chữa bệnh cảm lạnh thông thường. Điều này có nghĩa là nếu bạn bị cảm lạnh, điều duy nhất bạn có thể làm là để cho bệnh diễn ra tự nhiên và sử dụng một số biện pháp giúp việc trải qua các triệu chứng dễ chịu hơn, chẳng hạn:

- Acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm sốt, nhức đầu và đau nhức mỏi nhẹ

- Giảm nghẹt mũi và thông mũi với thuốc thông mũi

- Súc miệng bằng nước muối ấm để giảm ho và dịu cơn đau họng hoặc sử dụng súp nóng, trà nóng với chanh và mật ong

- Uống đủ nước

- Thuốc kháng histamine giúp ngăn chặn các triệu chứng cúm điển hình như hắt hơi, ngứa mũi và sổ mũi.

Nhìn chung, tinh dầu có thể hỗ trợ giảm nhẹ một số triệu chứng do cảm lạnh thông thường và bệnh cúm gây ra. Nếu đang mang thai hoặc có sẵn các tình trạng dị ứng hoặc bệnh lý mãn tính, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về loại tinh dầu mà bạn có thể sử dụng cũng như liều lượng phù hợp với thể trạng bản thân.

Nguồn dịch:

1. How to Use Essential Oils for the Flu

2. Can Essential Oils Treat or Prevent Colds?


Tác giả: Allen