Nguy cơ bị ung thư gan do ăn hạt lạc nảy mầm!

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Nguy cơ bị ung thư gan do ăn hạt lạc nảy mầm!
Khi nói đến ung thư gan, người ta thường nghĩ nhiều đến nguyên nhân là do rượu bia. Nhưng các thực phẩm cũng có liên quan không ít đến căn bệnh này. Ví dụ như hạt lạc nảy mầm có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.

1. Lạc nảy mầm làm tăng nguy cơ bị ung thư gan

Là đất nước nông nghiệp, có thể chuyên canh trồng và sản xuất lạc, nên giá thành khá rẻ. Lạc lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, vị bùi ngon, có thể chế biến và thêm thắt vào nhiều món ăn. Chính vì vậy lạc khá quen thuộc trong bữa ăn của các gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu không để ý, ăn nhầm phải những hạt lạc nảy mầm là vô cùng nguy hiểm. Bởi lạc nảy mầm có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư gan.

Theo các nhà khoa học, lạc nảy mầm có chứa nhiều nấm mốc và vi khuẩn độc hại. Trong đó phải kế đến độc tố hoàng khúc có rất nhiều trong hạt lạc đã nảy mầm. Trong điều kiện độ ẩm khoảng 85%, nhiệt độ từ 30 - 38 độ C thì độc tố này được sản sinh càng nhiều. 

Chất độc này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, mà còn tác động đến hầu hết động vật. Các nhà khoa học Anh đã thử nghiệm lấy thức ăn có chứa độc Hoàng Khúc cho khỉ ăn. Kết quả là có rất nhiều con khỉ đã được xác định mắc ung thư gan. 

Thực tế vào năm 1960 ở vùng đông và nam Scotland nước Anh, sau khi được cho ăn bột lạc bị mốc thì có hơn 10 vạn con gà tây bị chết. Theo điều tra, thì tỉ lệ người mắc bệnh ung thư gan ở châu Phi rất cao. Đây là nơi người dân có thói quen ăn lạc nảy mầm và lạc mốc rất nhiều.

Ảnh 2.

Lạc mốc có chứa rất nhiều độc tố Hoàng Khúc, là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư gan

2. Nguy cơ ung thư gan từ các loại hạt nảy mầm

Các loại hạt đã nảy mầm thường không còn nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng, thậm chí các chất trong hạt đã bị biến đổi nhiều. Đa số các hạt đã nảy mầm thường sinh độc tố, để bảo vệ hạt và lá mầm khỏi các loại sâu bệnh. Đây là bản năng sống tự nhiên của các loài thực vật. Vì vậy mọi người cần nghiên cứu kỹ và hết sức thận trọng khi ăn rau mầm hoặc các loại hạt, củ nảy mầm.

- Các củ gừng bị dập nát thường có độc tố shikimol làm ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của gan. Gừng đã bị mọc mầm hoặc thối nẫu thường chứ rất nhiều lưu huỳnh. Đây là độc tố có thể gây tổn thương gan nặng nề. Vì vậy chị em nội trợ chỉ nên sử dụng các củ gừng còn tươi, không héo, không dập, không mọc mầm để tránh nguy cơ bị ung thư gan.

- Khoai tây mọc mầm thường chứa độc tố glycoalkaloid. Các chất độc này sẽ tác động lên hệ thần kinh của con người bằng cách gây rối loạn việc điều tiết acetylcholine. Trong đó, acetylcholine được biết đến có vai trò kiểm soát các xung thần kinh.

- Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được, những người có thói quen ăn khoai lang mọc mầm thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày rất cao.

Ngoài những loại hạt nảy mầm sinh độc tố, thì cũng có những loại thực phẩm cho dinh dưỡng cao hơn khi nảy mầm. Ví dụ như tỏi nảy mầm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao gấp đôi tỏi thường. 

Trong tỏi nảy mầm cũng chứa nhiều chất chống lão hóa, chống lại các bệnh ung thư. Đậu Hà Lan khi nảy mầm thì có hàm lượng carotene rất cao, gấp gần 30 lần các loại trái cây và rau xanh khác. Carotene được biết đến là chất chống oxy hóa, chống ung thư, làm đẹp da, và rất tốt cho mắt.

Hiện nay, mầm tam giác mạch cũng rất được ưa chuộng, giống như 1 loại thực phẩm chức năng. Hạt tam giác mạch nảy mầm giúp tăng hàm lượng chất cơ, tốt cho đường tiêu hóa. Ngoài ra tam giác mạch nảy mầm còn giúp hạ huyết áp, làm giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ.


Tác giả: Mai Nhung