Viêm xương khớp là một bệnh thoái hóa khớp, đặc trưng bởi sự thoái hóa của sụn đệm trong khớp theo thời gian gây ra các tình trạng như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, bệnh gút, viêm khớp vảy nến, đau cơ xơ hóa, viêm khớp phản ứng, viêm khớp nhiễm khuẩn,.. Viêm xương khớp thường gặp ở người lớn tuổi với những cơn sưng đau khớp và cứng khớp cùng các triệu chứng liên quan khác tùy thuộc vào từng loại bệnh. Ngoài dùng thuốc điều trị viêm khớp và bài tập giảm đau nhức khớp thì đau khớp nên ăn gì để giảm nhẹ bệnh cũng được người bệnh quan tâm.
Với người bị đau nhức xương khớp thì một chế độ ăn uống cân bằng đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên các thực phẩm giúp giảm dấu hiệu viêm sẽ giúp cải thiện tình trạng đau khớp. Các chế độ ăn có thể có lợi cho sức khỏe của khớp như:
- Chế độ ăn Địa Trung Hải: Chế độ ăn Địa Trung Hải dựa trên chế độ ăn uống truyền thống của người dân sống ở Hy Lạp và Nam Ý trong những năm 1960. Chế độ ăn này nhấn mạnh vào các loại thực phẩm ít chế biến bao gồm: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại trái cây, rau củ, đậu, cá và dầu ô liu nguyên chất cùng một lượng vừa phải thịt gia cầm, trứng, sữa ít béo và rượu vang đỏ. Đồng thời hạn chế hoặc loại bỏ đường bổ sung, carbohydrate tinh chế, đồ ăn qua chế biến kỹ, thịt đỏ và thịt đỏ chế biến sẵn.
- Chế độ ăn DASH: Là chế độ ăn huyến nghị lượng nhóm thực phẩm cụ thể dựa trên nhu cầu calo của cá nhân: tập trung và ngũ cốc nguyên nhạt, trái cây, rau, sữa ít béo và thịt nạc trong khi hạn chế thịt đỏ, ngũ cốc tinh chế và đường bổ sung.
Đọc thêm:
- Loại hạt "bé xíu" nhưng kiên trì ăn mỗi ngày sẽ khỏe từ não tới tim mạch và xương khớp
- Sử dụng lá lốt chữa đau khớp gối có tốt không?
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng giàu thực phẩm chống viêm còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác như tăng cường sức khỏe tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, rối loạn chuyển hóa và phòng ngừa bệnh tật có liên quan tới viêm nhiễm.
Nếu đang băn khoăn bị đau nhức xương khớp nên ăn gì thì dưới đây là một số gợi ý mà người bệnh bị viêm đau khớp có thể tham khảo,:
Bao gồm:
- Các loại quả mọng: Dâu tây, anh đào, việt quất, mâm xôi.
- Trái cây họ cam quýt: Cam, bưởi, chanh.
- Rau lá xanh: Rau bina, rau diếp, rau cải xoăn, bắp cải, cải Brussels, cải chíp.
- Rau: Bông cải xanh, súp lơ trắng, khoai lang, cà rốt, bí đao, ớt chuông.
- Gia vị: Hành, tỏi tây và hẹ tây.
Trái cây và rau củ chứa chất chống oxy hóa mạnh cùng các vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin K có thể giúp giảm dấu hiệu viêm khi bị viêm đau khớp. Các chất chống oxy hóa có thể kể đến như anthocyanin trong các loại trái cây màu đỏ, tím, xanh lam hoăc các quercetin, Allicin giúp trung hòa các gốc tự do - những phân tử không ổn định gây tổn thương tế bào và viêm nhiễm cơ thể. Những thực phẩm này cũng chứa nhiều canxi có tác dụng bảo vệ xương.
Hơn nữa, chất xơ trong trái cây cũng đã được chứng minh là có lợi cho cơn đau nhức khớp và cải thiện sức khỏe khớp nhờ việc giảm dấu hiệu viêm trong máu gọi là protein phản ứng C (CRP).
Bao gồm:
- Dầu: Dầu ô liu, dầu óc chó, dầu quả bơ, dầu hạt nho.
- Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hạt óc chó và quả hồ trăn.
- Quả bơ.
- Các loại cá có dầu: Cá hồi, cá mòi và cá ngừ.
Các chất béo lành mạnh như chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa trong các thực phẩm giàu chất béo kể trên có thể giúp giảm mức CRP và interleukin-6 (một loại protein góp phần gây viêm khác) ở bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.
Hơn nữa, oleocanthal là hợp chất có trong chiết xuất dầu olive nguyên chất thượng hạng (extra virgin olive oil) cũng được chứng minh là có thể có đặc tính tương tự như thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Nhóm thuốc NSAID là nhóm thuốc giúp giảm đau, chống viêm phổ biến trong điều trị bệnh viêm đau xương khớp.
Bị đau khớp nên ăn gì? Theo Medical News Today, có nhiều nguồn protein có thể giúp cải thiện dấu hiệu viêm trong máu và giảm đau khớp.
Bao gồm:
- Cá béo: Giàu axit béo omega-3 giúp trung hòa phản ứng viêm trong cơ thể, giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp ở người bị viêm khớp.
- Thịt gia cầm: Thịt gia cầm chẳng hạn như gà, vịt không chỉ giàu collagen mà còn chứa các hợp chất như glucosamine và chondroitin có thể giúp giảm cơn đau viêm khớp và cải thiện mật độ khoáng của xương, từ đó giúp thúc đẩy hệ xương khớp khỏe mạnh hơn.
- Các loại hạt: Giàu chất dinh dưỡng như magie, kẽm, canxi, đồng, mangan, phốt pho, selen, vitamin E và omega-3, có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm trong máu và tăng cường sức mạnh xương khớp.
- Các loại đậu: Chẳng hạn như đậu thận, đậu pinto, đậu đỏ đều được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất xơ, protein, axit folic, kẽm, sắt và kali cùng các axit amin, là thành phần xây dựng protein mà cơ thể sử dụng để chữa lành và tạo ra các mô mới, chẳng hạn như xương, cơ. Tất cả góp phần giúp kiểm soát mức độ CRP và tình trạng viêm hay sưng khớp.
Chất chống oxy hóa và các hóa chất thực vật khác trong ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như vitamin E, vitamin B, selen và magie mang lại lợi ích chống viêm cho những người bị viêm khớp và cũng rất quan trọng với sức khỏe tổng thể, bao gồm cả duy trì cân nặng ở mức vừa phải.
Các ngũ cốc nguyên hạt nên ăn để tăng cường sức khỏe xương khớp bao gồm: Gạo lứt, hạt diêm mạch, yến mạch.
Bên cạnh đau khớp nên ăn gì thì người bệnh cũng cần chú ý tới vấn đề đau xương khớp kiêng ăn gì. Cụ thể, những thực phẩm cần tránh khi bị đau nhức xương khớp bao gồm:
- Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa: Hai loại chất béo này đã được chứng minh là có thể làm tăng tình trạng viêm, làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh như viêm khớp dạng thấp và cả tăng cân khiến khớp bị tăng gánh nặng. Đồng thời hai nhóm chất béo này có thể khiến nồng độ cholesterol xấu tăng lên, tăng rủi ro bệnh tim mạch cho người bệnh.
Người bệnh viêm khớp có thể dùng một lượng nhỏ chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống nhưng chỉ nên giới hạn dưới 10% tổng lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Cụ thể lượng chất béo bão hòa tiêu thụ mỗi ngày là không quá 20 gam ở người trưởng thành có chế độ ăn 2000 calo.
- Thực phẩm có hàm lượng natri cao: Cũng là thực phẩm mà người bị đau xương khớp nên kiêng ăn. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hàm lượng muối cao có thể khiến các triệu chứng đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đường bổ sung: Đường bổ sung có liên quan tới nguy cơ gây ra các rối loạn chuyển hóa và làm tăng các chất trung gian gây viêm cũng một số cytokine trong các mô khác nhau, dẫn đến tình trạng kháng insulin, viêm mãn tính cấp độ thấp và tăng thêm tình trạng viêm khớp khác.
- Carbohydrate tinh chế: Chế độ ăn nhiều carbohydrate tinh chế có thể làm tăng dấu hiệu viêm ở những người bị viêm khớp. Tiêu thụ carbohydrate tinh chế cũng có thể làm tăng tình trạng kháng insulin và có liên quan đến nguy cơ béo phì cao hơn. Cả hai đều là yếu tố nguy cơ gây viêm khớp và giảm sức khỏe khớp.
- Thịt chế biến và thịt đỏ: Một số nghiên cứu cho thấy thịt đỏ và thịt chế biến chứa nitrit và purin có liên quan đến tình trạng viêm, có thể làm tăng các triệu chứng viêm khớp khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.
Nhìn chung, người bị đau khớp nên ăn gì và nên kiêng ăn gì sẽ phụ thuộc cụ thể vào từng phân loại viêm đau khớp mà họ gặp phải. Nếu băn khoăn về việc xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày đảm bảo phù hợp với tình trạng bệnh, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Nguồn dịch tham khảo:
1. Which foods can help reduce or prevent joint pain?
2. The 10 Best Superfoods To Alleviate Joint Pain