Gout là một bệnh chuyển hoá, đặc trưng của bệnh là có những đợt viêm khớp cấp và có hiện tượng lắng đọng natri urat trong các mô. Việc này xảy ra do tăng lượng acid uric trong máu
Nguyên nhân của bệnh gout là gì?
Nguyên nhân là do tăng sản xuất acid uric đến từ việc dùng nhiều thịt có purin, tăng thoái giáng nucleoprotein tế bào, tăng tổng hợp purin nội sinh. Ngoài ra, nó có thể là do giảm đào thải acid uric niệu từ việc giảm độ lọc cầu thận, giảm bài tiết của ống thận, đôi khi giảm phân hủy acid uric do vi khuẩn trong phân.
Triệu chứng của bệnh gout
Triệu chứng của bệnh Gout khá điển hình, bao gồm:
- Bệnh xuất hiện đột ngột ở các vị trí như khớp bàn ngón chân, ngón tay, cổ tay cổ chân. Các biểu hiện là khớp sưng to, đỏ, phù, căng bóng, đau dữ dội và ngày càng tăng.
- Cơn gout kéo dài nhiều ngày, thường 5 – 7 ngày rồi các dấu hiệu viêm giảm dần. Có thể có sốt vừa hoặc nhẹ.
- Hạn chế vận động nặng.
- Để khớp ở tư thế cơ năng và vận động nhẹ tránh cứng khớp.
- Chườm lạnh tại khớp giúp giảm đau và giảm viêm.
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng vận động khớp:
- Trong đợt cấp cần cố định ở tư thế cơ năng để giảm đau. Sau đó nên tăng cường vận động, tập các bài tập nhẹ nhành đi bộ, đi xe đạp, tập gấp duỗi tại các khớp ngón tay, ngón chân.
- Các phương pháp vật lý trị liệu bao gồm xoa bóp, kéo nắn dãn các khớp.
Giảm nguy cơ loét các hạt tophi:
- Theo dõi da tại các vùng khớp viêm để phát hiện sớm tổn thương.
- Hàng ngày vệ vùng khớp và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn.
- Phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân.
- Nếu có tổn thương chăm sóc rửa vết thương hằng ngày.
Cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh:
- Duy trì chế độ ăn bình thường.
- Cung cấp đủ năng lượng (2500-3000 calo/24h).
- Giảm cân trong trường hợp béo phì
Các biến chứng do dùng chống viêm giảm đau cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời:
- Các biến chứng do dùng colchicin,
- Các biến chứng do bị dị ứng thuốc,
- Các biến chứng do dùng corticoid: Thuốc nhóm này làm giảm thải acid uric qua thận nên làm acid bị tích tự lại thành các hạt tophi, bệnh trở nên mãn tính. Một loạt các tác dụng phụ khác của corticoid: Loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường...
Các loại thực phẩm sau đây có nồng độ acid uric thấp hơn:
- Sữa gầy và các sản phẩm từ sữa ít chất béo khác.
- Thực phẩm ngũ cốc.
- Dầu thực vật (ô liu, cải dầu, hướng dương)
- Rau xanh.
- Một số loại trái cây (ít ngọt hơn).
- Bổ sung vitamin C (500 đến 1.000 mg mỗi ngày).
- Nước.
Các loại thực phẩm sau đây có nhiều purin gây tái phát bệnh gout:
- Thịt và cơ quan màu đỏ (gan, lưỡi và nội tạng).
- Động vật có vỏ như tôm và tôm hùm, cua.
- Đồ uống có đường.
- Rượu, bia, đồ uống có cồn (nhiều hơn một ly đồ uống có cồn cho phụ nữ và hai ly cho nam giới trong vòng 24 giờ).
Hoạt động thể chất và quản lý cân nặng:
- Đạt được và duy trì trọng lượng thích hợp là một phần quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân bị bệnh gout. Giảm cân không chỉ giúp làm giảm acid uric trong máu, nó có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim hoặc đột quỵ, cả hai bệnh đều phổ biến ở những người bị bệnh gout.
- Hoạt động thể chất là một phần quan trọng trong việc quản lý cân nặng. Nhưng bắt đầu giảm cân hoặc hoạt động thể chất không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bác sĩ có thể giúp bệnh nhân đặt mục tiêu thực tế và chọn bài tập phù hợp.