Thực đơn mẫu cho người bị bệnh gout bạn nên tham khảo

Thực đơn mẫu cho người bị bệnh gout bạn nên tham khảo
Gout là một căn bệnh viêm khớp mãn tính, cần thời gian điều trị kéo dài và có một chế độ ăn uống phù hợp. Sau đây là một thực đơn mẫu mà người bệnh gout có thể tham khảo áp dụng.

Chế độ ăn cho người mắc bệnh gout cần cung cấp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng của họ. 

Chế độ ăn phù hợp cũng giữ cho người bệnh có cân nặng trong giới hạn bình thường, tránh không bị thừa cân hay béo phì, cũng như tránh không để bị suy dinh dưỡng. 

Lượng chất đạm (protein) rất cần thiết cho cơ thể nhưng cần ăn ở mức vừa phải. Tránh ăn quá nhiều đạm để giảm lượng purin trong bữa ăn, vì purin có nhiều trong các thực phẩm giàu chất đạm.

Chất béo cũng cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu ăn nhiều có thể gây ra thừa cân, tăng mỡ máu, vì vậy nên ăn vừa phải. Không nên ăn các loại thịt bò, lợn, vịt, gà có nhiều mỡ, mà nên ăn các loại hạt có nhiều dầu như lạc, vừng, đậu tương, oliu. 

Và dưới đây là một số thực đơn mẫu mà người bệnh gout có thể tham khảo áp dụng.

1. Thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout

Phở thịt bò

- Thành phần bánh phở 150g , thịt bò 35g , hành lá 10g , nước dùng (muối 1g/100ml)

Bún riêu cua đậu phụ: 

- Thành phần gồm bún 180g, thịt cua đồng 30g, hành lá 5g, cà chua 30g , nước dùng (muối 1g/100ml)

Xôi lạc: 

- Thành phần gạo nếp 50g, lạc hạt 10g, vừng 3g

2. Thực đơn bữa trưa cho người bệnh gout

Thực đơn 1:

- Cơm gạo tẻ: 200g (gạo 100g) tương đương với 2 lưng bát con cơm.

- Sườn lợn rim: 50g sườn lợn (bỏ xương).

- Đậu phụ rán: Đậu phụ 20g, dầu ăn 3ml.

- Su su xào: Su su 200g, dầu ăn 7ml.

- Canh cải xanh: Cải xanh 50g.

- Vải: 150g

Hoặc thực đơn 2:

- Cơm gạo tẻ: 200g (gạo 100g) tương đương với 2 lưng bát con cơm.

- Cá trắm rán sốt cà chua: Cá trắm 70g, cà chua 25g, dầu ăn 7ml.

- Thịt băm rang:Thịt nạc vai 20g.

- Cải bắp luộc: Cải bắp 200g‍.

- Canh bí xanh: Bí xanh 50g.

- Cam: 150g (nửa quả).

Thực đơn 3:

- Cơm gạo tẻ: 200g (gạo 100g) tương đương với 2 lưng bát con.

- Thịt bò xào hành tây:Thịt bò 50g, hành tây 50g, cà chua 20g, dầu ăn 7ml.

- Cá bống kho: Cá bống 20g.

- Củ cải luộc: Củ cải 200g.

- Canh bí ngô: Bí ngô 50g.

- Xoài chín: 100g. 

3. Thực đơn bữa tối cho người bị axit uric cao, người bị bệnh gout

Thực đơn 1:

- Cơm gạo tẻ: 150g (gạo 75g) tương đương với miệng bát con cơm.

- Cá rô phi lọc thịt rán: Cá rô phi 50g, dầu ăn 5ml.

- Mướp đắng xào trứng: Mướp đắng 200g, trứng gà 20g (nửa quả), dầu ăn 7ml.

- Canh rau ngót: Rau ngót 50g.

- Dưa hấu: 150g

Thực đơn 2:

- Cơm gạo tẻ: 150g (gạo 75g) tương đương với miệng bát con cơm.

- Thịt lợn rán: Thịt nạc vai 70g, dầu ăn 5ml.

- Lạc rang dầu: Lạc hạt 10g, dầu ăn 2ml.

- Bầu luộc: Bầu 200g.

- Canh mồng tơi: Mồng tơi 50g.

- Bưởi: 200g (3 múi).

Thực đơn 3:

- Cơm gạo tẻ: 150g (gạo 75g) tương đương với miệng bát con cơm.

- Tôm biển hấp sả: Tôm biển 50g, sả.

- Trứng đúc thịt: Trứng gà 20g (nửa quả), thịt nạc vai 10g, dầu ăn 3ml.

- Cải bắp xào: Cải soong 200g, dầu ăn 7ml.

- Canh rau cải: Cải xanh 50g.

- Lựu: 100g.

Lưu ý:

Một số loại củ quả có thể cho người bệnh gout dùng thêm vào buổi chiều: 

- Khoai lang ( nửa củ = 100gv), 

- Chuối tiêu ( 1 quả = 100g ) , 

Hồng xiêm ( 1 quả = 200g ).

4. Một vài lời khuyên trong chế độ ăn uống dành cho người bệnh gout

- Uống đủ nước (2-2.5 lít) mỗi ngày, nên kết hợp dùng nước từ rau, củ quả.

- Giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày. Chú ý tới số lượng của một số thực phẩm chứa đạm như cá, tôm, thịt, đậu đỗ… 

- Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm thay vì tập trung một loại. 

- Không nên ăn các thực phẩm, trái cây có chứa nhiều acid (vị chua).

- Không nên ăn phủ tạng động vật, cá hộp, thịt hộp, nước luộc thịt.

- Không nên ăn chế phẩm có chocolate, cacao. 

- Hạn chế rượu, bia, chè, thuốc lá...

 Những món ăn là bài thuốc cực kỳ hiệu quả đối với người bị bệnh gout

 Người bị bệnh gout nên ăn những loại thịt và cá nào?

Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

Thực đơn mẫu cho người bị bệnh gout bạn nên tham khảo - Ảnh 5.

Tác giả: LPA