Một số lưu ý trong cách chăm sóc bệnh nhân bị gout tại nhà

Tham vấn chuyên môn: - Khoa phẫu thuật ngoại thần kinh cột sống Bệnh viện Việt Đức
Một số lưu ý trong cách chăm sóc bệnh nhân bị gout tại nhà
Đối với một số bệnh nhân bị gout, chăm sóc tại nhà có thể giúp họ giảm bớt triệu chứng và hỗ trợ điều trị khá tốt. Dưới đây là một số lưu ý trong cách chăm sóc bệnh nhân.

Chăm sóc người mắc bệnh gout đòi hỏi cần có những kiến thức cơ bản về chế độ ăn uống và sinh hoạt nhằm giảm thiểu những cơn đau và giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn. Chăm sóc bệnh nhân gout tại nhà cần chú ý những nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc ăn uống

- Chăm sóc trong sinh hoạt

- Theo dõi điều trị

Những người mắc bệnh Gout nếu bị béo phì thì nên điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt để giảm cân, nhưng không được giảm quá nhanh. Tránh làm việc quá sức, tránh lạnh hay ăn uống quá mức.

1. Lưu ý trong cách ăn uống

Bệnh nhân bị gout thường sẽ bị viêm cấp tính sau những bữa ăn nhiều rượu thịt, chấn thương hoặc phẫu thuật, đi lại nhiều... Do vậy, việc ăn uống rất quan trọng đối với nhóm bệnh nhân mắc bệnh gout. Người nhà chú ý tuân thủ những quy tắc trong ăn uống như sau:

Thực phẩm KHÔNG ĐƯỢC ĂN:

- Rượu mạnh

- Thức ăn chứa nhiều purine: phủ tạng động vật, trứng lộn, trứng cá, cá trích cá mòi

- Không ăn mỡ động vật

- Không ăn đường

Dùng hạn chế

- Hạn chế protid (<1g protein/kg/ ngày tương đương < 200g thịt nạc mỗi ngày).

- Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) đồ biển (tôm, cua…).

- Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) các loại đậu hạt, măng tây.

- Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) chocolate, cacao, trà, cà phê.

Thực phẩm ưu tiên dùng nhiều

- Các loại rau xanh, trái cây tươi.

- Uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá xakê.

- Các loại ngũ cốc.

Theo dõi mức độ tiến triển của bệnh

- Đối với bệnh nhân bị gout cấp tính

Bệnh nhân bị gout cấp tính có thể trải qua những cơn đau ngay lập tức sau khi ăn nhiều rượu thịt, phẫu thuật, lao động nặng, đi lại nhiều. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 50% có dấu hiệu báo trước như rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, mệt mỏi, đi tiểu nhiều, sốt nhẹ. Khoảng 60-70% có biểu hiện viêm cấp ở khớp bàn ngón chân cái. Bệnh nhân đau dữ dội, ngón chân sưng to, phù nề, căng bóng, đỏ, sung huyết.

Đợt viêm này thường kéo dài từ 1-2 tuần, đau nhiều về đêm sau đó giảm dần, bớt phù nề, nhứa nhẹ rồi bong vảy. Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh có thể bị không gặp di chứng nhưng việc tái phát là rất cao.

Đối với bệnh nhân bị gout mãn tính với những biểu hiện không qua các đợt cấp mà thể hiện bằng các u cục (lắng đọng urate ở xung quanh khớp, đầu xương, sụn) và viêm đa khớp mãn tính (thường là các khớp nhẹ và vừa, rất dễ nhầm với bệnh viêm đa khớp dạng thấp). Bệnh cũng có biểu hiện ở cơ quan khác như thận (sỏi thận), thần kinh.

2. Các hình thức giảm đau và hỗ trợ điều trị

Bệnh nhân bị gout cần được thăm khám và điều trị tại bệnh viện, kết hợp với việc điều trị tại nhà. Trong quá trình theo dõi điều trị, người bệnh có thể đối mặt với những cơn đau thường xuyên, lúc này người nhà nên chú ý áp dụng các phương pháp giảm đau cho người bệnh. Giảm đau có thể bằng thuốc (theo chỉ dẫn của bác sĩ), bằng các bài tập, bằng ăn uống hoặc châm cứu...

Trong tất cả các phương pháp giảm đau hoặc hỗ trợ điều trị bệnh, uống nhiều nước là cách làm đơn giản nhất. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân bị gout có thể gặp phải một số tác dụng phụ do thuốc, làm cơ thể mệt mỏi, khô da, rối loạn tiêu hóa...Do vậy việc uống nước có thể giúp giảm nguy cơ tái phát cơn đau gout cấp, giảm bớt các triệu chứng do thuốc điều trị gây ra.

Bên cạnh nước tinh khiết thì các loại nước trái cây như anh đào, dâu tây, việt quất, ổi, vải… cũng là những loại thức uống tuyệt vời đối với những người bị gout.

Trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc sau điều trị tại bệnh viện, người bị guot hoàn toàn có thể điều trị tại nhà với sự hướng dẫn của các chuyên gia. Chế độ ăn và lối sống chính là phương pháp chăm sóc bệnh nhân bị gout tại nhà một cách hiệu quả và an toàn.

Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

Xem thêm:

=>> 8 nguyên tắc hữu ích mà người bị bệnh gout nên áp dụng để có một cuộc sống khỏe mạnh

=>> Một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau gout người bệnh nên cẩn trọng

vietlife healthcare final logo

Tác giả: TMH