Người trẻ cần làm gì để phòng tránh bệnh gout?

Tham vấn chuyên môn:
Người trẻ cần làm gì để phòng tránh bệnh gout?
Bệnh gout ngày càng có nguy cơ trẻ hóa do thói quen ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh. Để phòng tránh bệnh gout ngay từ sớm, người trẻ cần thay đổi một số thói quen để bảo vệ sức khỏe của mình

Nhiều người quan niệm gout là căn bệnh của những người trung niên. Thực tế nhóm người từ độ tuổi 40 trở đi có nguy cơ cao mắc gout hơn, tuy nhiên con số tại các bệnh viện và phòng khám đang cho thấy bệnh gout có nguy cơ trẻ hóa cao. 

Bệnh gout hay còn gọi là bệnh thống phong, là dạng bệnh viêm khớp rất phổ biến hiện nay. Biểu hiện đặc trưng của bệnh đó là gây ra các cơn đau nhức tại các khớp, điển hình là khớp ngón chân, ngón tay, bàn chân, bàn tay, khớp gối, mắt cá chân...Cơn đau nhức có thể âm ỉ hoặc dữ dội, có thể kéo dài vài ngày vài tuần cho tới vài tháng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc và sức khỏe của người bệnh.

1. Vì sao người trẻ ngày nay dễ mắc bệnh gout?

Sở dĩ những người trẻ tuổi bị bệnh gout là do các nguyên nhân sau:

- Do họ thường xuyên sử dụng bia, rượu và các chất kích thích: thực tế lối sống của những người trẻ tuổi hiện nay đã rất thoải mái hơn nhiều so với trước đây. Thói quen ăn nhậu sau giờ làm phổ biến ở nhóm đối tượng văn phòng. Trong khi cả bia và rượu đều là các tác nhân khiến cho hàm lượng acid uric trong máu tăng cao, đồng thời làm trì trệ khả năng đào thải acid uric ra ngoài, vì thế mà dễ bị bệnh gout. Thậm chí sử dụng nhiều rượu bia còn dễ dẫn tới các bệnh về gan, dạ dày, thận...

- Do ăn quá nhiều thịt đỏ, hải sạn, những đồ ăn giàu chất đạm như thịt lợn, thịt bò, các loại hải sản, nội tạng động vật... Việc tiêu thụ quá nhiều các kiểu đồ ăn như vậy cũng đồng nghĩa với việc bạn đang đưa một lượng lớn chất purin vào cơ thể, từ đó dễ gây rối loạn chuyển hóa purin, làm gia tăng acid uric, là acid uric ở người trẻ.

- Ngoài thói quen ăn nhiều thịt, nội tạng động vật thì đại đa số người trẻ chưa chú trọng đên việc bổ sung rau xanh và trái cây tươi. Chính vì thế mà khiến cho việc đào thải acid uric bị chậm chạp, dễ hình thành nên các tinh thể muối urat trong khớp, từ đó gây bệnh gout.

- Do sử dụng quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp, đồ chiên rán xào nấu, đồ nướng quay...bởi đây đều là thực phẩm có chứa hàm lượng đạm và purin cao nên chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Do lười vận động: luyện tập thể dục thể thao chính là cách tốt nhất để giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy đào thải độc tố cũng như tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật. Người trẻ ngày nay thường lấy lý do bận công việc để từ chối tham gia các hoạt động thể chất, tập thể dục, dành thời gian dùng điện thoại và máy tính nhiều hơn dễ gây lắng đọng acid uric.

- Ngoài ra, thói quen uống ít nước, nhịn tiểu cũng khiến bệnh gout ngày càng gia tăng. Thói quen nay dễ gặp ở nhóm văn phòng, không chỉ có nguy cơ mắc bệnh gout mà thói quen này còn khiến bạn dễ mắc sỏi thận, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu...

2. Cần làm gì để phòng tránh bệnh gout ở người trẻ?

Nếu bệnh nhân nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu như bệnh gout thì tốt nhất nên đi khám càng sớm càng tốt. Nhiều bệnh phát hiện sớm sẽ được điều trị dứt điểm, tránh tình trạng để lâu dễ dẫn đến mạn tính, phải điều trị cả đời. Phát hiện bệnh gout sớm giúp người trẻ yên tâm điều trị và nguy cơ bệnh biến chứng cũng sẽ giảm thiểu. 

Ngoài ra nếu bị mắc bệnh gout, bệnh nhân cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Cụ thể như tăng cường ăn nhiều rau xanh, củ quả và trái cây tươi; tránh xa bia rượu và các chất kích thích; hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu chất đạm, uống nhiều nước hơn mỗi ngày; đặc biệt là tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe chống lại bệnh.


Tác giả: TMH