Thói quen ăn uống của người trẻ làm tăng tỷ lệ mắc gout, điều trị bệnh gout ở người trẻ như thế nào?

Thói quen ăn uống của người trẻ làm tăng tỷ lệ mắc gout, điều trị bệnh gout ở người trẻ như thế nào?
Thói quen sống và ăn uống kém lành mạnh mà người trẻ ngày nay mắc bệnh gout nhiều hơn. Do vậy không thể quan niệm bệnh gout là căn bệnh của người lớn tuổi. Điều trị bệnh gout ở người trẻ nhìn chung không có nhiều khác biệt so với cách điều trị chung

Thói quen sống và ăn uống kém lành mạnh mà người trẻ ngày nay mắc bệnh gout nhiều hơn. Do vậy không thể quan niệm bệnh gout là căn bệnh của người lớn tuổi.

1. Dấu hiệu bệnh gout ở người trẻ

Bệnh gout thường có những dấu hiệu khó phân biệt với các bệnh lý cơ xương khớp thông thường như viêm khớp, thoái hóa khớp, đau ngón tay chân...Một số biểu hiện bệnh gout ở người trẻ như:

- Các khớp ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái có cảm giác yếu, đau, sưng và ấm. Người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau gout cấp về đêm, chạm nhẹ cũng sẽ thấy đau. Cơn đau thường tăng dữ dội khi ăn uống thừa đạm và thường kéo dài trong vòng 2-7 ngày.

- Khi không còn tình trạng đau đớn, lúc này người bệnh sẽ phát hiện ra lớp da quanh vùng khớp bị đau có dấu hiệu tróc hoặc ngứa.

- Vùng da quanh khớp bị mắc bệnh gút bị đỏ, hơi tía và khớp có thể trông như bị nhiễm trùng.

+ Các cử động khớp lúc này cũng sẽ trở nên khó khăn hơn

+ Ảnh hưởng đến thị lực

Bệnh gout ở người trẻ hay ở bất kỳ đối tượng nào cũng đều có mức độ nguy hiểm như nhau. Nếu như phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ít lại để laị biến chứng. Đặc biệt bệnh gout ở trẻ, nếu không điều trị sớm có nguy cơ trở thành mãn tính, phải uống thuốc cả đời.

2. Điều trị bệnh gout ở người trẻ

Bệnh gout ở người trẻ tuổi thường dễ điều trị hơn ở nhóm người lớn tuổi, nếu được phát hiện sớm và tuân thủ phác đồ điều trị.

Quan trọng nhất trong điều trị bệnh gout ở người trẻ là thời điểm phát hiện. Khi cảm thấy cơ thể có những bất thường và nghi ngờ là bệnh gout, cần đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán.

Hiện nay việc điều trị bệnh gout ở người trẻ chủ yếu là dùng thuốc Tây hoặc các bài thuốc từ Đông y trong trường hợp điều trị lâu dài.

Ngoài các phương pháp điều trị bằng thuốc, người trẻ nên quan tâm đến chế độ ăn uống và luyện tập. Cách tốt nhất để loại bỏ nguy cơ mắc bệnh gout là thay đổi thói quen ăn uống:

- Nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, bí ngô, sắn, cải bẹ....các loại thực phẩm này có tác dụng hạn chế cơ thể hấp thụ đạm, tăng cường quá trình bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể

- Tuân thủ phác đồ điều trị và chế độ dinh dưỡng của bác sĩ, bệnh nhân chắc chắn phải ăn kiêng khá nghiêm ngặt. Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đạm như nội tạng động vật, hải sản (tôm, cua, ốc, cá,…), các loại thịt màu đỏ (thịt trâu, thịt bò, thịt heo,…), các loại đậu, trứng gia cầm. Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như giá đỗ, nấm, măng,…cũng được khuyến cáo không nên sử dụng.

- Tuyệt đối nói không với rượu bia khi bị gout, đây là tác nhân quan trọng nhất khiến bệnh gout gia tăng ở người trẻ. Nên hạn chế các buổi ăn nhậu, liên hoan có rượu bia và nhiều chất đạm.

- Nếu phải đi ăn uống thường xuyên, bạn nên cố gắng thay thế rượu bia bằng nước lọc hoặc nước hoa quả; các loại nước có ga cũng không thật sự tốt cho bệnh nhân.

3. Phòng bệnh gout ở người trẻ

Người trẻ ngày nay thường ít quan tâm đến sức khỏe của mình. Số người trẻ mắc các bệnh nhưu huyết áp, tim mạch, ung thư, dạ dày, gout...ngày càng gia tăng, xuất phát từ chính thói quen ăn uống và làm việc không điều độ. Do vậy, để phòng tránh bệnh gout, bảo vệ sức khỏe và tăng cường sức khỏe, người trẻ nên:

- Xây dựng thời gian biểu, làm việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lý

- Hạn chế ăn khuya, thức đêm, căng thẳng stress cũng khiến sức khỏe xuống dốc nhanh chóng

- Học cách ăn uống khoa học, thanh đạm, bạn có thể ăn chay 1 lần/1 tuần, tăng cường ăn rau củ quả để đào thải các chất độc dư thừa bên trong cơ thể.

- Không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, hoặc nội tạng động vật. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, chuyển hóa bên trong cơ thể...

- Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường mà không rõ nguyên nhân, cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, phát hiện bệnh kịp thời.


Tác giả: Lê Cường