Tìm hiểu về bệnh gout mãn tính

Tham vấn chuyên môn:
Tìm hiểu về bệnh gout mãn tính
Cơn đau gout lặp đi lặp lại với cảm giác đau đớn dữ dội, khớp xuất hiện các hạt tophi với kích thước khác nhau,... đều là những biểu hiện nguy hiểm của bệnh gout mãn tính.

1. Gout mãn tính là gì?

Nếu như gout cấp tính có các cơn đau ngắt quãng từ 12 - 24 tháng xảy ra một vài lần thì gout mãn tính là giai đoạn mà cơn đau gout lặp đi lặp lại hoặc tái phát liên tục tới 2 đến 3 lần trong vòng một năm.

Trong các trường hợp cá biệt cơn gout mãn tính có thể xảy ra ở cả những người mới chỉ bị bệnh gout 1 - 2 năm.

2. Dấu hiệu của gout mãn tính

Cơn gout mãn tính có những biểu hiện như sau:

- Những khớp chi bị viêm và sưng tấy cho cảm giác đau đớn dữ dội xuất hiện liên tục trong tháng, tái lại nhiều lần trong suốt một năm

- Vị trí các cơn đau gout mãn tính thường xảy ra nhiều ở các khu vực khớp bàn chân, khớp cổ chân, khớp đầu gối, khớp bàn tay, khớp cổ tay hay ở khuỷu tay với những dấu hiệu như vùng bị đau tấy đỏ, phù nề, da ở vị trí này căng bóng, chạm nhẹ cũng truyền đi cẳm giác đau đớn dữ dội.

- Các khớp viêm sưng tấy dữ dội với tần suất xuất hiện nhiều lần trong tháng hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong năm.

- Sự lắng đọng tinh thể muối urat tại các khớp và mô tổ chức lân cận khiến cho các hạt tophi hình thành gây ra nhiều biến chứng. Các hạt tophi với kích thước khác nhau lồi hẳn lên bề mặt da và có thể quan sát bằng mắt thường.

- Suy giảm chức năng thận: nguyên nhân là do lượng acid uric bị dư thừa, thận không bài thải được nên bị tổn thương.

- Chỉ số axít uric cao, giao động từ 580-700mmol/l. 

3. Gout mãn tính không chỉ có hạt tophi 

Các chuyên gia cho biết hạt tophi cũng chỉ là một trong những tiêu chí để đánh giá bệnh nhân đang bị gout mãn tính. Do vậy mà không nên lầm tưởng việc gout mãn tính là khi xuất hiện các hạt tophi.

4. Biến chứng của bệnh gout mãn tính

Bước đến giai đoạn gout mãn tính đã bị cho là giai đoạn nguy hiểm của bệnh. Lúc này cơ thể chịu nhiều biến chứng do lượng aicd uric bị lắng đọng quá nhiều gây ra như:

- Cơ thể bị đau đớn, đặc biệt là vùng khớp

- Người bệnh bị mất ngủ, chán ăn, thần kinh căng thẳng, stress

- Hạt tophi hình thành có thể bị vỡ khiến vi khuẩn có điều kiện thuận lợi gây ra nhiễm trùng, nhiễm khuẩn máu hay viêm khớp do bị xâm nhập

- Nặng hơn nữa là tình trạng xương khớp, sụn bị biến dạng và teo lại do quá trình vận động hay đi lại đã bị hạn chế. Nghiêm trọng hơn là người bị gout mãn tính có thể bị tàn phế

- Suy giảm chức năng thận: khi muối urat bị tích tụ nhiều trọng thận bệnh nhân bị gout mãn tính có nguy cơ bị sỏi thận, suy thận cao hơn

- Gây tăng nguy cơ mắc các bệnh về tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh gan hay nhồi máu cơ tim. Nặng hơn có thể là tử vong!

5. Gout mãn tính nên ăn gì?

Chế độ ăn của người bệnh gout mãn tính cần cực kỳ lưu ý:

- Hạn chế tiêu thụ những món ăn có nhiều purin như thịt đỏ, hải sản hay nội tạng động vật

- Không ăn nhiều thực phẩm có vị chua như thức ăn lên men, hoa quả có tính acid cao khiến chỉ số aicd uric trong cơ thể bị ảnh hưởng

- Tuyệt đối không sử dụng bia rượu và đồ uống có cồn ức chế khả năng đào thảo acid uric qua thận

- Tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm ít nhân purin chẳng hạn như ngũ cốc, rau họ cải, cà chua giảm viêm,...

- Uống nhiều nước tăng cường đào thải acid uric, khuyến nghị nên uống từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày

- Tránh xa stress, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.

6. Thuốc giảm đau có phải là giải pháp cho gout mãn tính?

Thực tế thì thuốc giảm đau chỉ có thể giúp giảm đau đớn cho cơn đau gout mãn tính một các tức thời hoặc có thể làm thiểu được nồng độ acid uric trong máu ở một khoảng thời gian nhất định chứ không thể giải quyết triệt để gout mãn tính.

Bên cạnh đó thuốc giảm đau còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, đau dạ dày, rối loạn tiêu hoá,...


Tác giả: Phạm Thanh